Case Study

UX Foundation

Tối ưu ứng dụng On Market

🕔 12 thg 7, 2021

🧑‍🎓 Hoàng Duyên

Blue Flower
Blue Flower

Chapter 0

Giới thiệu

Đây là đồ án tốt nghiệp của Hoàng Duyên, thực hiện trong quá trình học khóa UX Foundation K3

Content 

  1. Overview

  2. Desk Research

  3. Persona

  4. Customer Journey Map

  5. Competitors Analysis

  6. Problems & Solutions

  7. Conclusion

Chapter 01

Overview

On là gì

On là một app bán hàng CTV, với sứ mệnh kết nối các cá nhân kinh doanh tự do với các thương hiệu, CTV có thể dễ dàng bán hàng mà không cần lo nghĩ về nguồn hàng, vốn, kho bãi, đóng gói và vận chuyển. CTV chỉ việc chuyên tâm vào tìm kiếm và thuyết phục khách mua hàng, mọi thứ hậu cần đều được hỗ trợ tối ưu từ ON.



Tình hình hiện tại

Các CTV thường không thể chọn được hàng để bán trên ON. Họ cho rằng các sản phẩm trên ON vẫn còn khá hạn chế cộng với việc có nhiều nhãn hiệu mới khiến CTV không tin tưởng để sử dụng và bán cho khách hàng của mình.Đồng thời, các CTV cho rằng họ đang thiếu các kỹ năng bán hàng, vì thế họ không biết cách tư vấn, thuyết phục khách mua hàng như thế nào cho hiệu quả, cũng như không biết cách để mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. Kết quả là, lượng CTV rời bỏ ON khá nhiều, lượng đặt hàng từ các CTV không cao dẫn đến kết quả kinh doanh ảm đạm cho ON.

Học gì mà làm hay vậy?

Đây là đồ án tốt nghiệp của lớp UX Foundation. Khóa học tập trung để trả lời câu hỏi: Chúng ta nên giúp ai? Giải quyết vấn đề gì? Bằng tính năng nào?

Học gì mà làm hay vậy?

Đây là đồ án tốt nghiệp của lớp UX Foundation. Khóa học tập trung để trả lời câu hỏi: Chúng ta nên giúp ai? Giải quyết vấn đề gì? Bằng tính năng nào?

Học gì mà làm hay vậy?

Đây là đồ án tốt nghiệp của lớp UX Foundation. Khóa học tập trung để trả lời câu hỏi: Chúng ta nên giúp ai? Giải quyết vấn đề gì? Bằng tính năng nào?

Chapter 02

Desk Research

Chân dung KH của ON

Hơn 96% KH của ON là các Millennial Moms, độ tuổi từ 24 -40t và thường đang chăm sóc con nhỏ. Đa phần họ đến từ thành phố lớn và ưa thích sử dụng smartphone để lên mạng giải trí cũng như mua bán online.

Đặc điểm tâm lý nhóm

Các bà mẹ thế hệ mới mong muốn có thêm nhiều thời gian hơn dành cho công việc và cho bản thân để trau dồi những kỹ năng cá nhân song song với việc chăm sóc con cái, họ luôn hướng tới sự vẹn toàn.



Các hành vi chung

Có 35% các bà mẹ sử dụng mạng xã hội nhiều hơn 5 tiếng mỗi ngày. Họ kết hợp nhiều platform với những mục đích khác nhau để hỗ trợ công việc và giải trí. (Fb, Insta, Youtube, Tiktok).

Họ có xu hướng tin tưởng vào những người đã có trải nghiệm thực tế hoặc những chia sẻ của các bà mẹ khác. Tìm kiếm và tham gia các cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm cũng trở thành phong trào của những bà mẹ thế hệ Milleninial. Họ tín nhiệm KOL – những người có kinh nghiệm, kỹ năng và có sức ảnh hưởng tới cộng đồng.

*Ref: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/24084-Hanh-vi-su-dung-social-media-cua-Millennial-Moms*

→ Kết luận 1 : Họ ưa thích sử dụng smartphone để làm việc và giải trí, đồng thời có xu hướng tin cậy vào trải nghiệm thực tế của cộng đồng của họ hoặc từ những Influencer.

Hành vi mua hàng nhóm Millennial Moms

  • Tuổi trẻ (kết hôn chưa có con) : ưa thích mua sắm các mặt hàng về Nội thất + Bếp núc + Máy giặt

  • Tuổi trẻ (kết hôn có con) : chủ yếu mua sắm về Quần áo + Thực phẩm + Thuốc chữa bệnh

  • Trung niên (kết hôn có con) : tăng nhu cầu về Thực phẩm + Quần áo + Thuốc men trẻ em

*Ref: https://brandinfo.biz/marketing/hanh-vi-mua-cua-nguoi-tieu-dung/144-238-357.html*

Điều này hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu về tỷ trọng các mặt hàng bán chạy từ ON:

  • Health & Wellness 32%

  • Home & Living 30%

  • Food & Beverage 28%

Đối tượng bán hàng của nhóm

  • Kênh người quen (chiếm trọng số): họ giới thiệu cho bạn bè, hàng xóm quen biết, đồng nghiệp công ty. Họ dựa vào sự tin cậy và uy tín sẵn có của bản thân, khiến KH tin tưởng và mua hàng của mình. Hình thức để họ truyền tải thông tin, là bằng cách truyền miệng, hoặc gửi thông tin sp qua các ứng dụng chat phổ biến, hay đăng lên trang cá nhân mxh.

  • Kênh người lạ (thiểu số): họ giới thiệu sp trong các hội nhóm trên mạng, và sau đó tư vấn và cố gắng bán hàng cho người lạ.

*(Dựa theo kết quả từ các cuộc interview với CTV)*

Chapter 03

Persona

Sau khi phỏng vấn với các user, nhìn chung ON hiện đang có hai nhóm user chính :

  • Nhóm CTV chuyên nghiệp

  • Nhóm CTV không chuyên

Trong nghiên cứu lần này, nhóm sẽ tập trung giải quyết vấn đề lần của nhóm CTV thiếu kinh nghiệm vì đây là nhóm user chiếm đa số của ON, và đang gặp phải các vấn đề khiến nhóm dễ dàng từ bỏ việc sử dụng app ON để mua bán hàng.

Đối tượng bán hàng của nhóm


Phương Chi, là một chuyên viên lập trình fulltime, 32 tuổi, đã có gia đình 1 con nhỏ và đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong năm sau, chị và chồng quyết định sẽ sinh thêm em bé nên chị có nhu cầu tăng thêm thu nhập nhằm vững vàng hơn về mặt tài chính trước khi bước vào giai đoạn nuôi con. 

Chị lên các hội nhóm trên mạng xã hội cũng như hỏi han bạn bè, đồng nghiệp, họ đều đưa ra rất nhiều gợi ý những không có công việc nào phù hợp với thời gian bận rộn của chị cả. Trong khi làm việc trên công ty, chị nhận thấy các đồng nghiệp trẻ xung quanh rất giỏi tiếng Anh, mức lương cũng khá cao. Đồng thời chị cũng thấy rằng mình đang gặp khó khăn trong việc nâng cao kỹ năng cá nhân vì các tài liệu chuyên ngành chất lượng hầu hết đều viết bằng tiếng Anh. Nhưng chị lại gặp rất nhiều khó khăn khi có quá nhiều câu hỏi bủa vây lấy chị, chị không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp nào phù hợp, thời gian trong ngày thì quá hạn hẹp.

Context

Bối cảnh

Tâm An là một bà mẹ bỉm sữa bận rộn với công việc quay cuồng bên con cái và việc nội trợ. Những lúc rảnh, chị chỉ có thể lên mạng để giải trí hoặc chat chit với bạn bè, và rất khó có thời gian linh động để làm những việc khác.



Chị mong muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải thêm, nhưng lại rất ngại việc kinh doanh phải bỏ ra một số vốn lớn, trong khi làm thêm công việc khác thì thời gian của chị lại không cho phép. Chị mong ước tương lai khi con cái đã cứng cáp hơn, chị có thể mở một cửa hàng nhỏ chuyên để kinh doanh, vì vậy chị nghĩ từ lúc này mình có thể bắt đầu rèn luyện các kĩ năng cần thiết ngay từ bây giờ.



Chị chia sẻ nỗi bận tâm của mình lên các hội nhóm xã hội, và được mọi người gợi ý dùng app ON, một app bán hàng CTV. Ngay từ đầu, chị cảm thấy rất hứng thú và khởi sắc, vì chị thấy nó hầu như đã giải quyết được hầu hết các nhu cầu của chị. Chị có thể sử dụng thông tin sản phẩm trên ON để giới thiệu cho khách hàng của mình trước, và sau khi khách đồng ý mua hàng, chị mới phải vào đặt hàng, sau đó nhà cung cấp sẽ tự động gửi hàng trực tiếp tới địa chỉ của khách như chị đã yêu cầu. Không vốn, không hàng tồn kho, không phải trải qua công đoạn đóng gói hàng và chuyển hàng cho khách, thứ duy nhất chị cần làm là tìm kiếm được càng nhiều khách hàng càng tốt.

Goals

  • Muốn kiếm thêm thu nhập

  • Muốn một công việc online linh động thời gian

  • Muốn một nơi bán hàng đơn giản, dễ dùng- Muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệpPain Points

  • Rất bận rộn với con cái và hầu như không có thời gian linh động- Không có nhiều vốn- Không có kinh nghiệm bán hàng trước đó

→ Customer Value Proposition hiện tại của ON

  • Tăng thu nhập cho CTV

  • CTV không cần bỏ vốn trước để lấy hàng

  • Hỗ trợ CTV trong việc là trung gian thanh toán và vận chuyển tới khách hàng cuối cùng


Chapter 04

Customer Journey Map

Để rõ ràng hơn những Goals và Painpoints của Tâm An sau khi dùng ON, hãy cùng phân tích chi tiết cụ thể hành trình của Tâm An khi sử dụng app ON như dưới đây. 



Sau khi dùng ON

Bối cảnh

Tâm An bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng để bán trên trang Dashboard của ON. Chị loay hoay một hồi do không tìm thấy một nhóm hàng cụ thể nào phù hợp với mình, ngoài trừ các mặt hàng bán chạy do app đề xuất. Tâm An tiếp tục scroll down xuống để xem thêm, tất cả các mặt hàng đều được hiện ra không theo một quy luật nào cả, chị cảm thấy rất nhiều nhãn hiệu lạ mà trước giờ chị chưa biết tới. Vốn dĩ là người đang nuôi con nhỏ, chị có khá nhiều kinh nghiệm về đồ chăm sóc cho bé, tuy nhiên chị lại không biết tìm danh mục này ở đâu cả.

Sau một hồi, Tâm An quyết định sử dụng thanh Search, trong đầu chị chợt lóe lên sản phẩm "Thuốc xịt họng cá heo" mà gần đây chị thấy quảng cáo dành cho các bé nhỏ cỡ tuổi con chị. Tuy nhiên, kết quả hiện ra không như chị mong đợi, ngoại trừ một thương hiệu khá lạ lẫm, click vào không hề có review nào, còn lại là sản phẩm phụ khoa hoàn toàn không liên quan tới thứ chị tìm kiếm. Sau cùng, chị đã quyết định đăng bán thử "Sữa Milo Úc tăng trưởng chiều cao", một nhãn hiệu phổ biến mà chị biết tới, trên trang Zalo và Facebook của mình. Đồng thời, chị cũng giới thiệu cho người nhà và bạn bè sử dụng. Tuy nhiên, khi tư vấn cho người quen, chị gặp khúc mắc về việc giải thích những ưu điểm của sản phẩm này so với các sản phẩm sữa còn lại, hay mùi vị của sữa. Đồng thời, chị gặp rất nhiều trường hợp bị khách chê giá quá đắt, khi các trang thương mại điện tử khác như Lazada hay Tiki, chỉ bán với cái giá chưa tới 300k, trong khi giá đó còn rẻ hơn giá sỉ chưa tính hoa hồng chị lấy hàng từ ON. Rất nhiều khách hàng tỏ ra không tin về lời cam kết chất lượng sản phẩm từ chị khi thấy hình ảnh hàng hóa như các trang bán hàng khác mà giá cả lại đắt hơn. Ngoài sữa Milo ra, chị còn bán một số mặt hàng khác, tuy nhiên đa số khách hàng đều cảm thấy không ưa thích và tin tưởng những sản phẩm có thương hiệu lạ. Trong mùa dịch, có vài đơn không thể giao được cho địa phương của khách đặt mua, hoặc là thời gian giao rất chậm, cũng là lý do khiến chị bị rớt đơn nhiều.

Tâm An cảm thấy bế tắc khi bán hàng cho người thân của mình, chứ chưa nói tới việc có thể tìm kiếm được các khách hàng mới. Chị nghĩ sự thất bại của mình đến từ nguồn hàng đắt và không phong phú, bên cạnh đó là chị không có kỹ năng về việc maketing hay quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội.

Pain Points

  • Không biết nên chọn nguồn hàng gì để bán

  • Thiếu sự tin cậy với các mặt hàng/ nhãn hiệu mới

  • Không tìm kiếm được KH mới

  • Không biết cách quảng bá, marketing cho sản phẩm

  • Không biết cách tư vấn cho KH

  • Không thể cập nhật thời gian vận chuyển một cách chính xác cho khách hàng


Chapter 05

Competitors Analysis

Vậy thì với những painpoints trên, các đối thủ của ON đã làm gì để khắc phục được. Dưới đây sẽ so sánh hai đối thủ chính của ON, đó là Selly và PingGo. 

Định hướng chọn hàng cho user 

  • ON chưa có sự gợi ý mạnh mẽ về sự lựa chọn sản phẩm cho user. Trong khi Selly và Pinggo chia ra khá nhiều danh mục hàng hoá mà có thể gợi cho user sự quen thuộc để lựa chọn.

  • Ở Selly, CTV có thể dễ dàng điều hướng sự lựa chọn của mình theo mục đích bán hàng của bản thân, như bán hàng mới đang được nhiều người ưa chuộng, hay thử các sản phẩm mới còn ít người khám phá nhưng sẽ đầy tiềm năng để phát triển, qua các danh mục : “Sản phẩm mới” , “Sản phẩm bán chạy”, hay “Sản phẩm đang được khuyến mãi”.

  • Tương tự với Pinggo, CTV cũng có thể nhìn thấy ngay những danh mục hàng mà mình đã có kinh nghiệm sử dụng qua, và có xu hướng chọn nó. Những danh mục này không chỉ quen thuộc, mà còn phong phú và trending với các bà mẹ bỉm sữa, như là "Sản phẩm dành cho mẹ bầu", "Sản phẩm thiên nhiên", hay là "Hành trình mẹ và bé".


Trang Dashboard : từ trái qua ON → Selly → PingGo


Tối ưu hóa tìm hàng cho CTV chuyên nghiệp

  • Khi tìm kiếm ở ON, user không hề được gợi ý trong lúc nhập từ khóa tìm kiếm. Đồng thời, sản phẩm trả về rất không liên quan (như ví dụ dưới, khi tìm “rong” từ khóa mong muốn được trả về là Rong nho sẽ được ưu tiên ở đầu, nhưng ở đây lại trả về sản Sữa tắm và Gel đầu tiên). User không thể tìm kiếm thứ họ muốn một cách hiệu quả.

  • Ngược lại, Selly làm rất tốt chuyện này khi mà user tìm kiếm đều được gợi ý các từ khóa phù hợp với keywords, và trả về kết quả rất sát với thứ mà CTV muốn tìm.

Cần nói thêm là, việc Gợi ý từ khóa liên quan với thứ đang tìm, ngoài việc giúp họ tìm nhanh được thứ họ cần, cũng rất quan trọng khi user tìm kiếm một thứ gì đó không có chủ đích, và tạo thêm nhiều cơ hội để user chọn được hàng hóa, dù ban đầu họ cũng không có ý định rõ ràng là mua gì. Hơn nữa, cũng sẽ giúp cho user cảm thấy hàng hóa trên trang rất đa dạng.

(Ví dụ muốn mua áo, thì khi search “áo” sẽ ra đủ các thể loại “áo chống nắng”, “áo sơ mi”... sau đó nhu cầu tự dưng sẽ nảy ra).


Thanh Search : từ trái qua ON → Selly → PingGo


Hỗ trợ nội dung bán hàng đào tạo kỹ năng cho CTV

  • Dù chưa có trên app nhưng hiện giờ ON cũng tổ chức một bài khóa học trên Facebook về livestream thực chiến. Ngoài ra, ON đang tạo dựng một cộng đồng trên Facebook, nơi mà các CTV có thể follow chéo hay comment bài viết của nhau, để tăng tương tác cho bài viết bán hàng, một cách mà khá nhiều công ty mỹ phẩm nội địa Việt Nam hay sử dụng.

  • Tuy nhiên, không phải CTV nào cũng luôn update trên Fb/Zalo mà họ thường có xu hướng tìm kiếm trên app trước thay vì phải mò mẫm trên các trang mạng xã hội của app.

  • Ở PingGo có hẳn một mục dành để đào tạo cho thì với các CTV mới gia nhập bán hàng, họ có thể update kiến thức từ các video clip bài học, với nội dung hướng dẫn cụ thể cách bán hàng để đạt doanh số cao.

  • Trong khi đó Selly thực sự tạo ra được một cộng đồng để CTV tự hỗ trợ lẫn nhau, các CTV tự trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau để cùng ra đơn, như kiểu “buôn có bạn bán có phường” vậy. Ngoài ra, các CTV có thể tham gia các khoá học về cách marketing, sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng trong các lớp học đặc thù trên zoom được tổ chức định kỳ từ Selly.


Hỗ trợ CTV bán hàng : từ trái qua ON → Selly → PingGo


Gia tăng động lực mua hàng cho CTV

  • Ngoài chạy các chương trình về khuyến mãi thì ON hầu như không còn hình thức nào khác để kích thích tinh thần bán hàng cho CTV.

  • Trong khi đó, Selly và PingGo đi theo hai hướng khác nhau, nhưng đều có tác dụng tạo thêm động lực bán hàng, tránh hiện trạng “nản chí” cho các CTV của mình.

  • Selly đánh vào tâm lý rất thích chia sẻ với cộng đồng của các bà mẹ bỉm sữa, họ lập ra rất nhiều hội nhóm trên app để CTV có thể nói chuyện và chia sẻ về việc bán hàng, công việc, nói chuyện phiếm, cuộc sống như là "Hội tiểu thương Sài Gòn", "Xóm nhà lá".

  • Pinggo thì lại áp yếu tố Gamification vào, khi sử dụng các mức Level thăng hạng và BXH top bán hàng để kích thích tính cạnh tranh ganh đua của CTV.


Tăng động lực và tương tác với CTV : từ trái qua ON → Selly → PingGo

Vậy thì với những painpoints trên, các đối thủ của ON đã làm gì để khắc phục được. Dưới đây sẽ so sánh hai đối thủ chính của ON, đó là Selly và PingGo. 

Định hướng chọn hàng cho user 

  • ON chưa có sự gợi ý mạnh mẽ về sự lựa chọn sản phẩm cho user. Trong khi Selly và Pinggo chia ra khá nhiều danh mục hàng hoá mà có thể gợi cho user sự quen thuộc để lựa chọn.

  • Ở Selly, CTV có thể dễ dàng điều hướng sự lựa chọn của mình theo mục đích bán hàng của bản thân, như bán hàng mới đang được nhiều người ưa chuộng, hay thử các sản phẩm mới còn ít người khám phá nhưng sẽ đầy tiềm năng để phát triển, qua các danh mục : “Sản phẩm mới” , “Sản phẩm bán chạy”, hay “Sản phẩm đang được khuyến mãi”.

  • Tương tự với Pinggo, CTV cũng có thể nhìn thấy ngay những danh mục hàng mà mình đã có kinh nghiệm sử dụng qua, và có xu hướng chọn nó. Những danh mục này không chỉ quen thuộc, mà còn phong phú và trending với các bà mẹ bỉm sữa, như là "Sản phẩm dành cho mẹ bầu", "Sản phẩm thiên nhiên", hay là "Hành trình mẹ và bé".


Trang Dashboard : từ trái qua ON → Selly → PingGo


Tối ưu hóa tìm hàng cho CTV chuyên nghiệp

  • Khi tìm kiếm ở ON, user không hề được gợi ý trong lúc nhập từ khóa tìm kiếm. Đồng thời, sản phẩm trả về rất không liên quan (như ví dụ dưới, khi tìm “rong” từ khóa mong muốn được trả về là Rong nho sẽ được ưu tiên ở đầu, nhưng ở đây lại trả về sản Sữa tắm và Gel đầu tiên). User không thể tìm kiếm thứ họ muốn một cách hiệu quả.

  • Ngược lại, Selly làm rất tốt chuyện này khi mà user tìm kiếm đều được gợi ý các từ khóa phù hợp với keywords, và trả về kết quả rất sát với thứ mà CTV muốn tìm.

Cần nói thêm là, việc Gợi ý từ khóa liên quan với thứ đang tìm, ngoài việc giúp họ tìm nhanh được thứ họ cần, cũng rất quan trọng khi user tìm kiếm một thứ gì đó không có chủ đích, và tạo thêm nhiều cơ hội để user chọn được hàng hóa, dù ban đầu họ cũng không có ý định rõ ràng là mua gì. Hơn nữa, cũng sẽ giúp cho user cảm thấy hàng hóa trên trang rất đa dạng.

(Ví dụ muốn mua áo, thì khi search “áo” sẽ ra đủ các thể loại “áo chống nắng”, “áo sơ mi”... sau đó nhu cầu tự dưng sẽ nảy ra).


Thanh Search : từ trái qua ON → Selly → PingGo


Hỗ trợ nội dung bán hàng đào tạo kỹ năng cho CTV

  • Dù chưa có trên app nhưng hiện giờ ON cũng tổ chức một bài khóa học trên Facebook về livestream thực chiến. Ngoài ra, ON đang tạo dựng một cộng đồng trên Facebook, nơi mà các CTV có thể follow chéo hay comment bài viết của nhau, để tăng tương tác cho bài viết bán hàng, một cách mà khá nhiều công ty mỹ phẩm nội địa Việt Nam hay sử dụng.

  • Tuy nhiên, không phải CTV nào cũng luôn update trên Fb/Zalo mà họ thường có xu hướng tìm kiếm trên app trước thay vì phải mò mẫm trên các trang mạng xã hội của app.

  • Ở PingGo có hẳn một mục dành để đào tạo cho thì với các CTV mới gia nhập bán hàng, họ có thể update kiến thức từ các video clip bài học, với nội dung hướng dẫn cụ thể cách bán hàng để đạt doanh số cao.

  • Trong khi đó Selly thực sự tạo ra được một cộng đồng để CTV tự hỗ trợ lẫn nhau, các CTV tự trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau để cùng ra đơn, như kiểu “buôn có bạn bán có phường” vậy. Ngoài ra, các CTV có thể tham gia các khoá học về cách marketing, sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng trong các lớp học đặc thù trên zoom được tổ chức định kỳ từ Selly.


Hỗ trợ CTV bán hàng : từ trái qua ON → Selly → PingGo


Gia tăng động lực mua hàng cho CTV

  • Ngoài chạy các chương trình về khuyến mãi thì ON hầu như không còn hình thức nào khác để kích thích tinh thần bán hàng cho CTV.

  • Trong khi đó, Selly và PingGo đi theo hai hướng khác nhau, nhưng đều có tác dụng tạo thêm động lực bán hàng, tránh hiện trạng “nản chí” cho các CTV của mình.

  • Selly đánh vào tâm lý rất thích chia sẻ với cộng đồng của các bà mẹ bỉm sữa, họ lập ra rất nhiều hội nhóm trên app để CTV có thể nói chuyện và chia sẻ về việc bán hàng, công việc, nói chuyện phiếm, cuộc sống như là "Hội tiểu thương Sài Gòn", "Xóm nhà lá".

  • Pinggo thì lại áp yếu tố Gamification vào, khi sử dụng các mức Level thăng hạng và BXH top bán hàng để kích thích tính cạnh tranh ganh đua của CTV.


Tăng động lực và tương tác với CTV : từ trái qua ON → Selly → PingGo

Chapter 06

Problems & Solutions

Theo số liệu từ bên ON thì hiện tại số lượng CTV bán hàng không chuyên vẫn đang chiếm đa số trong những người sử dụng app. Vì vậy, hướng đi chủ đạo cho việc cải thiện app sẽ hướng tới giúp đỡ cho việc trải nghiệm của CTV không chuyên trở nên tốt hơn, tăng hiệu suất mua hàng với nhóm đối tượng này. Đồng thời, cũng sẽ có những điều chỉnh với nhóm đối tượng CTV chuyên nghiệp để giúp họ tìm kiếm hàng tốt hơn.

Nhóm đề xuất hai Customer Value Proposition mới mà ON có thể đem lại để giải quyết cho những Painpoints vẫn còn tồn đọng như phân tích ở trên.

  • ON là nơi định hướng cho CTV nguồn hàng phù hợp để bán 

  • ON sẽ giúp những người bán hàng không chuyên thành những người bán hàng chuyên nghiệp

Tương ứng với hai CVP này sẽ là hai câu hỏi HMW được đặt ra để định hướng giải pháp?

  • HMW giúp CTV lựa chọn được mặt hàng phù hợp để bán? 

  • HMW huấn luyện cho CTV bán hàng tốt hơn?



1. HMW giúp CTV lựa chọn được mặt hàng phù hợp để bán?

Vấn đề cốt lõi hiện tại 

Như đã phân tích ở phần CJM, CTV không chuyên gặp rắc rối với việc chọn được nguồn hàng phù hợp để bán. Họ cảm thấy hàng hóa rất ít, không đa dạng, hơn nữa đây còn lại là những nhãn hiệu khá mới, giá cả thậm chí còn có phần hơi cao khi họ so sánh với một vài trang thương mại điện tử khác. Với những cảm nhận như vậy, chính bản thân họ cũng rất khó có thể tin tưởng hay chọn mua hàng từ ON để trải nghiệm trước, chứ chưa nói đến họ có thể tự tin chào bán thành công cho khách hàng của mình, chưa kể họ lại còn lại là những người bán hàng nghiệp dư.

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ tới giải pháp rất trực tiếp, đó là ON cứ việc liên kết với các càng nhiều nhãn hàng càng tốt, hoặc chấp nhận chịu lỗ thời gian đầu để có thể giảm giá hàng nhằm thu hút user. Đây có vẻ là bài toán về business chứ không phải là thứ UX có thể giải quyết.

Xét về lý thuyết, suy nghĩ này rất trực tiếp và dường như có thể giải quyết gốc rễ. Xét về thực tế, cách giải quyết này lại rơi vào bế tắc. ON chỉ là một chú lính mới trong mảng dropshipping, tiềm lực kinh tế không thể so sánh với đối thủ cùng ngành, chưa kể dropshipping còn lại là một thị trường ngách so với mảng Thương mại điện tử to đùng, vậy tại sao các nhà cung cấp phải tin tưởng và sẵn lòng cho họ một mức giá hời khi mà lượng mua của họ chắc chắn không thể bằng được các anh lớn. Điều này chỉ có thể xảy ra khi ON đã lớn mạnh và có một lượng người dùng ổn định, họ mới dễ dàng thu hút được các nhãn hàng với lớn và có thế để deal được một mức giá tốt, đây là bài toán "con gà có trước hay quả trứng có trước", và nó liên quan tới rất nhiều đội nhóm của dự án cũng như sức scale của công ty trong tương lai.

Trở lại vấn đề, trước hết nhóm muốn làm rõ lý do rằng thực sự việc "Hàng hóa không đa dạng" ảnh hưởng tới quyết định chọn mua của user? Hay user nghĩ thế nhưng thực chất lý do lại không nằm ở đó?

Nhóm đã làm nhanh một quick research (Step 1), và rút ra kết luận về các yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của user:

- Quyết định mua hàng dựa trên sở thích cá nhân: user có nhiều khả năng cảm thấy choáng ngợp trước sự lựa chọn nếu họ không quen với một danh mục sản phẩm nào đó, hoặc không có đủ kiến thức về các thuộc tính hoặc không có sở thích rõ ràng để đưa ra quyết định của họ.

*Ref: [https://zoovu.com/blog/psychology-choice-customers-need-assistance/]*

Để củng cố luận điểm này, nhóm đã cho user thử nghiệm một vài trang bán hàng có lượng hàng rất lớn (Step 2), nhưng không có sự sắp xếp các categories hợp lý và gần gũi với họ (như app CJ dropshipping). Kết quả là đa số user cũng không tìm được các mặt hàng như mình mong muốn và dễ dàng từ bỏ quá trình mua hàng.

Như vậy, vấn đề ở đây không phải là "nhiều hay ít hàng", mà là chìa khóa ở đây là tìm ra sự cân bằng giữa việc đưa ra đủ lựa chọn để thu hút người mua và cố gắng giúp họ điều hướng được lựa chọn ngay khi họ có ý định mua.


Phân tích thiết kế hiện tại của ON



  • Trang Dashboard: những user mới đăng ký, khi vào app thì hầu như họ sẽ không biết lựa chọn mua gì, họ chỉ có scroll down xuống để xem tất cả hàng hóa, cho tới khi bắt gặp một món hàng nào đó mà họ "quen quen". Hãy nhớ rằng những user mới họ vẫn chưa định hình được là bản thân nên bán gì, nên họ có xu hướng tìm kiếm những thứ quen thuộc họ thường sử dụng hay đã có kinh nghiệm. Việc tìm kiếm trong vô định này khiến user mệt mỏi, và sau đó họ chuyển sang hành động tiếp theo là dùng thanh Search để tìm kiếm thứ mình muốn.

  • Thanh Search: đây là lúc user tìm kiếm một thứ cụ thể hơn khi họ đã thất bại trong việc tìm kiếm ngoài trang Dashboard. Lúc này, họ sẽ tìm kiếm bất kì thứ gì mà họ nhớ ra trong đầu, và điểm yếu của ON khi này sẽ bị bộc lộ với nguồn hàng ít ỏi, nên hầu như kết quả trả về sẽ là không tìm được (chiếm 10.5% kết quả trả về), hoặc những món hàng trả về lại không liên quan tới từ khóa mà họ cần tìm, gây ra sự bực bội cùng với suy nghĩ "app này chả có hàng hóa gì cả". Khi kết quả trả về "Chưa có sản phẩm", user cũng không được gợi ý tìm các sản phẩm tương tự, hay sản phẩm khác có liên quan. Hãy nhớ, lúc này user vẫn chưa định hình được bản thân thực sự muốn bán gì, việc gợi ý cho user càng nhiều sự lựa chọn gần gũi càng tăng khả năng ra quyết định và chọn lựa mua hàng cho họ. Có thể thấy được khi đa số các từ khóa tìm kiếm khá chung chung, ít từ khóa có chứa tên thương hiệu kèm theo, cho thấy user đang dừng ở mức khám phá ngành hàng là chính.Có lẽ ta cũng không nên bỏ quên các CTV chuyên nghiệp ở đây, sẽ tốt hơn nếu ta có thể tối ưu được trải nghiệm của cả 2 nhóm đối tượng chính. Với CTV chuyên, họ đã biết rõ bản thân cần tìm hàng gì, thậm chí là thương hiệu gì, nên họ không có xu hướng quan tâm tới sự gợi ý cho các mặt hàng tương tự. Họ mong mỏi hơn trong việc món đồ cần tìm của mình xuất hiện, tuy nhiên ở đây lại không có một mục nào để họ có thể yêu cầu ON bổ sung món hàng dựa vào nhu cầu đặc thù của mình.

  • Mục Notification: đối với các CTV chuyên nghiệp, ngoài nhu cầu tìm kiếm mặt hàng mình muốn, họ còn đặc biệt quan tâm tới các chuyên mục khuyến mãi dành cho các sản phẩm mình đang bán, để có thể dễ dàng offer cho khách hàng của chính họ nhằm tăng doanh số bán. Tuy nhiên mục Notification ở đây lại chỉ thể hiện những mục rất chung chung, mà chưa có những thông báo dành riêng cho những mặt hàng họ đang bán, khiến họ phải tốn thời gian tìm kiếm hoặc không tối ưu được lợi nhuận bán hàng của bản thân

Giải pháp

Dựa vào những phân tích ở trên, nhóm đưa ra các giải pháp cho từng phần để cải thiện hơn trải nghiệm của người dùng. 



Trang Dashboard: 

Ở đây nhóm phân ra đa dạng các categories để dễ dàng điều hướng được sự lựa chọn của người dùng. Categories sẽ được chia làm hai mục chính:

  • Nhóm hàng kích thích động lực bán hàng : user đến với app để bán hàng với động lực chính là tìm kiếm lợi nhuận, họ sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những nhóm hàng có xu hướng đang là trending được nhiều người bán bây giờ, hoặc những nhóm đem lại nguồn lợi nhuận cao, hay họ tin rằng những nhóm hàng đang khuyến mãi sẽ giúp họ có một chiến lược bán hàng tốt hơn. Vì thế ở đây nhóm đề xuất một số mục, đó là: "Top hàng bán chạy", "Top hàng hoa hồng cao", hay là "Ưu đãi cực đã, bán hàng cực khỏe" dành cho hàng đang chạy khuyến mãi.

  • Nhóm hàng quen thuộc với user : tuy nhiên rất nhiều user chưa có kinh nghiệm bán hàng, họ lại có sự lựa chọn với những mặt hàng quen thuộc với cuộc sống của họ, vì họ tin rằng họ sẽ tự tin để sử dụng hay tư vấn cho khách hàng hơn. Thế thì đâu là những nhóm hàng mà ON nên đề xuất cho user? Quay trở lại tệp khách hàng hiện giờ của ON, đa số họ là nhóm các bà mẹ bỉm sữa thế hệ Millennial, và các món hàng mà họ quan tâm là các mặt hàng thuộc về nhóm hàng thực phẩm, các sản phẩm có liên quan sức khỏe, hay đồ gia dụng gia đình. Hơn thế nữa, họ lại rất tin và hay tham khảo review của cộng đồng trên mạng xã hội, nên tốt nhất những mặt hàng thuộc các nhóm hàng trên nên được giới thiệu hay đã có sự quen thuộc trên các trang mạng xã hội mà các mẹ bỉm hay lưu tới. Do đó, nhóm đề xuất một số categories với nhóm này nên là: "Thế giới cho mẹ yêu bếp", "Bảo vệ cho bạn mùa Covid", hay là "Xiêu lòng bé yêu", sẽ là những nhóm hàng phù hợp với tệp user của ON.

  • Sau khi đã định hướng được cho người dùng mới như ở trên, ta mới tiếp tiếp tục để họ khám phá "Tất cả các mặt hàng". Và nên gợi ý cho các mẹ bỉm các danh mục quen thuộc với sở thích của họ để giúp họ rút ngắn được thời gian tìm kiếm vô định.

Thanh Search
  • Gợi ý các cụm từ liên quan ngay khi đang typing từ khóa
    Lúc này, user vẫn đang ở giai đoạn tìm kiếm chung chung, họ cũng chưa định rõ cụ thể mình cần tìm gì, nên bước này sẽ đưa ra những gợi ý sẵn có cho họ. Và việc điều hướng được user theo những sự chọn sẵn có của mình, sẽ tốt hơn là để họ tìm một thứ cụ thể mà mình không có. Một ưu điểm khác, đó là giúp tiết kiệm thao tác cho user, họ không phải đánh toàn bộ keyword mà chỉ cần lựa chọn.
    Ví dụ : user đang có ý định mua áo bán mùa đông, tuy nhiên họ chưa có ý định cụ thể là mua áo gì. Một sự điều hướng hợp lý ở đây sẽ giúp user chọn lựa nhanh hơn, như áo đông cho trẻ em/ người lớn, áo đông lông cừu hay áo đông Quảng Châu chả hạn. Hãy điều hướng user theo những gì chúng ta có bán!

  • Gợi ý các sản phẩm tương tự nếu không có kết quả trả về : khi kết quả tìm kiếm không được như mong đợi, hãy cố gắng gợi ý cho user những mặt hàng khác liên quan tới thứ họ tìm, hãy mở cho họ nhiều cánh cửa khám phá hơn.

  • Đề xuất sản phẩm mới : đối với CTV chuyên nghiệp, những người đã biết rõ mình cần bán gì, họ có xu hướng tìm kiếm mặt hàng cụ thể (chức năng, nhãn hiệu), vì vậy sự Gợi ý các sản phẩm liên quan/ tương tự sẽ không giải quyết được vấn đề của họ. Mục "Đề xuất sản phẩm mới" sẽ mang lại cho họ sự thỏa mãn ngay tức thì, họ cảm thấy ít ra dù không tìm được hàng họ cũng sẽ được lắng nghe. Về phía ON cũng dễ dàng nắm bắt được nhu cầu nguồn hàng hiện tại của khách hàng là gì.

Mục Notification

Bên cạnh việc tối ưu hóa trải nghiệm cho CTV không chuyên, nhóm cũng muốn phần nào có thể hài hòa được cả trải nghiệm của nhóm CTV chuyên nghiệp, vì nhóm này dù chiếm số lượng ít, nhưng lại đóng góp không nhỏ tới doanh thu của ON. Hơn nữa, việc cải thiện này dù tốn ít công sức thay đổi, nhưng lại mang tới hiệu quả cao.

Đặc điểm của nhóm này là họ đã nguồn khách hàng ổn định cùng những mặt hàng quen thuộc, thứ họ quan tâm sâu sắc là:

  • Chương trình khuyến mãi cho mặt hàng họ đang bán → Giúp họ tạo chương trình ưu đãi cho khách hàng

  • Những mặt hàng mới thuộc ngành hàng mà họ đang bán → Giúp họ tạo ra sự phong phú cho các sản phẩm mình đang bán

Ở đây mục Notification sẽ được thiết kế chia làm hai phần, với mục chung là dành cho toàn bộ thông báo của hệ thống, mục Notification riêng sẽ theo sâu sát và đặc thù cho từng khách hàng, đặc biệt là về mặt update khuyến mãi hay sản phẩm mới tùy vào danh mục và lịch sử mua hàng của user.

2. HMW huấn luyện cho CTV bán hàng tốt hơn?

Vấn đề cốt lõi hiện tại 

Đa số các CTV của ON là những người không chuyên, vì vậy từ khâu chọn hàng, tới khâu bán hàng, họ đều không thực hiện một cách hiệu quả, khiến tới doanh số thấp và tâm lý chán chướng nảy sinh. Đứng ở góc độ của ON, nếu có thể giúp cho user của mình biết cách bán hàng tốt hơn, từ đó gia tăng được doanh số, ON cũng bán được nhiều hàng hơn cho CTV. Lúc này, CTV tiếp tục trung thành trải nghiệm ON sẽ là điều đương nhiên, và sẽ là cách win-win cho cả hai bên phát triển lâu dài và bền vững. Một thực tế đáng buồn là số lượng download ON trên cả hai nền tảng Androi và IOS đạt mức 10k lượt, nhưng hiện tại trong nhóm Zalo CSKH chỉ có khoảng 500 thành viên (chưa tính trong đó chỉ có số ít hoạt động sôi nổi), như vậy tỉ lệ chỉ khoảng 5% CTV gắn bó với app.

Khi quyết định giải quyết vấn đề này, nhóm gặp một chút khó khăn khi suy nghĩ về giải pháp và cách triển khai. Rất nhiều CTV nói rằng họ mong muốn có thể biết thêm về cách marketing, hay chạy quảng cáo khi bán hàng, có thể qua dạng khóa học hướng dẫn hay bên ON sẽ cung cấp những tool hỗ trợ. Ban đầu, chúng tôi đã nghĩ tới việc làm theo những gì user muốn. Đó là thiết kế một mục cung cấp các bài học online và chia ra các cấp độ dễ, khó khác nhau. Hoặc là có một trang cho họ chuyên để viết bài content, hoặc review sản phẩm, sau đó tặng điểm/quà cho họ. Hay là, sẽ có một mục chia sẻ video, CTV có thể tải lên các video mình đã review sản phẩm, hoặc app có thể mời các Kols để review về các sản phẩm đang có trên app.

Tuy nhiên, có vẻ các cách trên đều dù chưa biết hiệu quả sau khi làm tới đâu, nhưng ngay từ ban đầu nó đã không tạo được **động lực** cho user thực hiện. Bạn mong đợi một bà mẹ bỉm sữa bận rộn sẽ sẵn sàng ngồi coi một clip vài chục phút và cố gắng làm theo đúng như những gì được chỉ dạy? Và nếu họ kiên trì làm theo, làm sao họ đo đạc được rằng những thứ này đã giúp mình tốt lên như thế nào? Có vẻ mọi thứ đều quá mơ hồ ở đây.

Một giải pháp hiệu quả không những phải giúp user đạt được mục tiêu mà còn phải giúp họ có động lực làm theo xuyên suốt.

Giải pháp

Về phương pháp rèn luyện, thì việc tạo cho CTV những thói quen tốt sẽ tương tự việc cung cấp họ một cần câu cá, để họ có thể phát triển lâu dài, hơn là việc cung cấp cho họ cá - những bài content/ reviews mẫu, sẽ chỉ có thể giúp họ trong một thời gian ngắn hạn. 

Theo Phillippa Lally, việc hình thành một thói quen mới sẽ mất trung bình khoảng 66 ngày. Tuy nhiên, việc chờ đợi quá lâu mới nhìn ra được sự thay đổi sẽ khiến CTV bỏ cuộc. Vì thế chúng tôi quyết định sẽ break nhỏ quá trình này ra, chỉ gói gọn trong trong khoảng 7 ngày ~ 1 tuần, và user sẽ thấy được những sự thay đổi tăng dần để có động lực hơn. Việc đánh giá theo tháng cũng là điều nên có để họ thấy được sự phát triển của bản thân trong các khung thời gian dài, ngắn khác nhau.

Như vậy, để giúp CTV không chuyên những thói quen bán hàng hiệu quả, trước hết ta cần đi tìm chân dung những CTV chuyên nghiệp sẽ như thế nào, và hành trình của họ từ không chuyên lên chuyên nghiệp. Các hoạt động bán hàng của CTV chuyên nghiệp của ON có thể tóm gọn như sau:

  • Chăm sóc và hỏi thăm khách hàng mỗi ngày : quan tâm và hỏi khách hàng feedback về sản phẩm

  • Tư vấn cho khách hàng dựa vào những đặc điểm cụ thể của họ, và cố gắng gợi ý những sản phẩm mà CTV đang có, đồng thời vừa vặn đáp ứng được những nhu cầu đấy.

  • Tự lấy bản thân ra làm "chuột bạch": CTV tự trải nghiệm, chụp hình và quay video để tư vấn cho khách hàng. Việc này giúp CTV hiểu rõ sản phẩm, và có thể tư vấn cho KH hiệu quả, tự tin theo cách của riêng mình, hơn là đọc lại những dòng hướng dẫn sản phẩm trên app. Hơn nữa, khách hàng của CTV sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu như thấy người bán đã sử dụng qua.

  • Phát triển qua mạng lưới bán hàng qua kênh người quen truyền miệng là chủ yếu: việc khách hàng quen sử dụng thấy hiệu quả và giới thiệu cho người khác, khiến CTV dễ dàng tạo được niềm tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm đối với nhóm khách hàng mới.Ví dụ: chắc hẳn bạn đã thấy nhiều Shop bán đồ Nhật giá chát nhưng doanh số vẫn hơn hẳn so với nhóm bán giá rẻ. Vì những người quen ở gần biết người bán thật sự có người quen bên Nhật, nguồn hàng đó đảm bảo. Sau đó họ lại đi giới thiệu với bạn bè, người thân của họ. Vì thế, họ sẵn sàng mua giá cao hơn nếu chắc chắn được nguồn gốc món hàng. Thế là, giá trong trường hợp này đôi khi không còn đóng vai trò quan trọng nữa!

  • Mở rộng ngành hàng ra các sản phẩm khác, không thuộc nhóm sản phẩm họ hay bán nhưng vẫn nằm trong nhu cầu tệp KH của họ.Ví dụ: CTV chuyên bán về các sản phẩm chăm sóc nail cho các chị em tới làm nail tại quán, vì một logic đơn giản họ tới làm nail thì chắc cũng quan tâm tới việc chăm sóc móng! Cho tới một ngày CTV thử nghiệm bán các sản phẩm dầu gội thảo dược thì lại được các chị em rất hoan nghênh, vì đây cũng là sản phẩm họ quan tâm. Vì vậy, đôi khi CTV cũng nên suy nghĩ out of the box, right?

Về phương pháp truyền tải, nhóm đã quyết định đưa yếu tố "Gamification" vào app để tạo cho CTV có động lực làm theo. Gamification là cách ta có thể ứng dụng một cách thực tế những cơ chế của game vào các hoạt động thương mại bán hàng. Nó khá hiệu quả vì có thể kích thích những cảm xúc chân thực và mạnh mẽ từ phía user, như sự phấn khích, vui sướng, hay thậm chính là cả đố kị, thù ghét. Những trải nghiệm đi đôi với cảm xúc cao trào sẽ dẫn đến sự tương tác và trung thành cao hơn từ phía user.

Kết hợp các yếu tố trên thì cuối cùng, một **"Hành trình thử thách trong 7 ngày"** đã được ra đời. CTV sẽ được thử thách trong một chuyến hành trình 7 ngày, mà ở đó, mỗi ngày CTV sẽ được trải nghiệm các nhiệm vụ khác nhau để nhận được phần thường bất ngờ, và tất nhiên, các nhiệm vụ này sẽ liên quan mật thiết tới thói quen mà một người CTV thành công sở hữu. Sau mỗi ngày, nhiệm vụ sẽ được thiết kế khó hơn, và phần thưởng cũng sẽ hấp dẫn hơn để kích thích động lực tham gia. Mỗi khi kết thúc một ngày, những tips bán hàng nho nhỏ liên quan tới nhiệm vụ sẽ được gửi kèm tới CTV.



Ví dụ: Ngày đầu tiên, CTV sẽ được làm các nhiệm vụ cơ bản như xem sản phẩm, hay bỏ sản phẩm vào giỏ hàng. Khi hoàn thành tất cả các quests, CTV sẽ được nhận quà "may mắn" bằng cách xoay vòng xoay, kết thúc bằng một tips bán hàng liên quan tới nhiệm vụ ngày 1. Sang ngày 2, CTV sẽ được làm các quest liên quan tới việc viết content bán hàng cho sản phẩm mình đang bán, hay share bài bán hàng lên cộng động... Cứ như thế, các thói quen này sẽ được xây dựng từ từ qua mỗi ngày, với động lực đến từ các món quà bất ngờ.

Sau khi kết thúc chuỗi 7 ngày, hệ thống sẽ trả về một bản phân tích tổng quan những gì họ đã đạt được trong 7 ngày đấy.

  • Doanh thu thay đổi như thế nào.

  • Các mặt hàng chủ yếu họ đã bán.

  • Bảng Leaderboard xếp hạng các CTV cùng tham gia thử thách với họ. 

  • Tạo ra cho họ sự so sánh, họ biết mình đang đứng ở đâu trong cuộc tranh đua này so với các CTV khác.

  • Kích thích tính ganh đua, tại sao cũng cùng hoàn thành các thử thách như vậy, nhưng các CTV khác lại có thành tích doanh số tốt hơn.

Sau một chặng đường dài, CTV sẽ được nhìn lại những gì mình đã trải qua, và trân trọng những thành quả mà họ đã cố gắng từng để đạt được. Điều này sẽ khiến họ cảm xúc hơn rất nhiều so với việc "cho không" khóa học, hay văn mẫu, và chưa chắc là họ đã dùng tới nữa.

Sau đó, app sẽ cung cấp mục **Top đầu đang bán gì,** để CTV có một cái nhìn khác về cách chọn lựa hàng. Vì những CTV khác, họ cũng xài cùng một phương pháp như mình, nhưng hiệu suất lại cao hơn, nguyên nhân rất có thể đến từ nguồn hàng họ bán, thế thì tại sao ta không thử bán mặt hàng như họ nhỉ! Như đã phân tích ở trên, các CTV không chuyên vẫn đang theo xu hướng chọn lựa những mặt hàng quen thuộc với kinh nghiệm sử dụng của bản thân, chứ chưa dám thử với những mặt hàng mới. Chính cách chọn hàng này đã phần nào bó buộc họ vào lối mòn suy nghĩ, và cũng khiến họ cảm thấy hàng hóa không phong phú. Tuy nhiên, nếu tạo được động lực giúp CTV thử bán các mặt hàng khác, không những có cơ hội gia tăng hơn doanh số bán hàng của họ, mặt khác còn xóa bỏ đi suy nghĩ lăn tăn về nguồn hàng. Lúc này, việc nguồn hàng phong phú hay không không còn là vấn đề, mà nguồn hàng đó có đem lại cho họ hiệu quả bán hàng hay không.

Chapter 07

Conclusion

Với việc đi sâu vào phân tích vấn đề của nhóm CTV không chuyên, cùng với giải pháp để giúp họ có thể giải quyết được các painpoints còn tồn tại, nhóm hy vọng phần nào có thể cải thiện được hiệu quả bán hàng của CTV, từ đó tăng độ tương tác và retention của họ với ON.

Với phương hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo, thì nhóm CTV chuyên nghiệp cũng là một đối tượng rất tiềm năng, khi ON có thể giúp họ cải thiện các trải nghiệm khi sử dụng app nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Đây sẽ là tệp user trung thành và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ON, khi mà các CTV đã biết cách bán hàng và có một lượng khách hàng ổn định.

Học gì mà làm hay vậy?

Đây là đồ án tốt nghiệp của lớp UX Foundation. Khóa học tập trung để trả lời câu hỏi: Chúng ta nên giúp ai? Giải quyết vấn đề gì? Bằng tính năng nào?

Học gì mà làm hay vậy?

Đây là đồ án tốt nghiệp của lớp UX Foundation. Khóa học tập trung để trả lời câu hỏi: Chúng ta nên giúp ai? Giải quyết vấn đề gì? Bằng tính năng nào?

Học gì mà làm hay vậy?

Đây là đồ án tốt nghiệp của lớp UX Foundation. Khóa học tập trung để trả lời câu hỏi: Chúng ta nên giúp ai? Giải quyết vấn đề gì? Bằng tính năng nào?