Case study
Giúp người bận rộn học tiếng Anh đọc viết hiệu quả
🕙 24 Jan, 2022 ✍️ Tá Anh & An Hồ

Giới thiệu dự án
Mục lục
1. Bối Cảnh
2. Desk Research
3. Persona
4. Customer Journey Map
5. Competitors Analysis
6. Problems & Solutions
7. Conclusion
1. Bối Cảnh
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, được công nhận là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu cải thiện tiếng Anh đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là tại Việt Nam.
Hầu hết các trang web hoặc các tài liệu chuyên ngành chất lượng đều được viết bằng tiếng Anh, chính vì vậy để có thể phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc, giỏi tiếng Anh là điều tiên quyết.
Tuy nhiên, học tiếng Anh hay bất cứ một ngôn ngữ nào luôn là cần rất nhiều thời gian và sự nỗ lực không ngừng nghỉ mỗi ngày. Với một thế giới đang ngày càng nhiều sự phân tâm, lỗi lo cũng như cảm giác ưa thích sự thoải mái như hiện tại, thật khó để một người bận rộn có thể chạm được vào ước mơ tiếng Anh khi mà tiếng con họ khóc văng vẳng bên tai.
2. Desk Research
Tài liệu tham khảo
1. https://www.slideshare.net/asiaplus_inc/english-study-practice-in-vietnam
2. https://www.slideshare.net/asiaplus_inc/how-does-vietnamese-study-language
3. https://www.slideshare.net/asiaplus_inc/vietnamese-skill-improvement-en-0127-43984897
4. https://www.researchgate.net/publication/234588470
5. https://www.opencolleges.edu.au/informed/adult-literacy/
6. https://reporter.rit.edu/views/does-reading-really-improve-your-writing
Tổng quan
Hiện tại, dựa vào phạm vi của Case Study, nhóm đã chia những người học tiếng Anh ở Việt Nam vào 2 nhóm chính:
- Sinh viên đại học (18-22t)
- Người đi làm (22-40t)
Số lượng sinh viên và người đi làm có mong muốn học tiếng anh chiếm tỉ lệ khá lớn, lần lượt là 73% và 47%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công lại không cao.
Ngoài ra, dựa vào độ tuổi chung của nhóm đối tượng, chúng ta có thể thấy rằng họ đều là những người nhạy bén với công nghệ và có cuộc sống gắn liền với các thiết bị điện tử, thiết bị di động hay rộng hơn là mạng internet.
Những mục đích phổ biến
Hầu hết người đi làm và sinh viên đại học đều có nhu cầu cải thiện trình độ tiếng Anh nhằm mục đích thăng tiến trong sự nghiệp hay đáp ứng nhu cầu công việc chuyên môn với ít nhất là một nửa trong tổng số 2 nhóm đối tượng nêu ở trên.
Ngoài ra, một số mục đích khác cũng khá phổ biến như giao tiếp với người nước ngoài, chuẩn bị cho các kì thi chứng chỉ hay nhỏ hơn là đọc sách, xem phim, du học, v.v.
Từ đây, chúng ta có thể thấy nhu cầu áp dụng tiếng Anh cho công việc và sự nghiệp là rất lớn và rất đáng quan tâm.
Các hành vi chung
Những người trẻ tuổi khi đã quá quen thuộc với việc tìm kiếm thông tin trên thiết bị của điện tử của mình, thì điều đầu tiên họ làm khi muốn tìm hiểu vấn đề sẽ là sử dụng các công cụ tìm kiếm hoặc các hội nhóm trên mạng xã hội hay đơn giản là tham khảo cách làm của bạn bè, đồng nghiệp. Chắc chắn họ sẽ tìm kiếm được một lượng lớn thông tin, lời khuyên và phương pháp nhưng quá nhiều sự lựa chọn lại chính là nhược điểm, bởi họ sẽ không biết tin vào điều gì hay làm theo các nào là phù hợp.
Có đến 50% người học sử dụng các ứng dụng trên smartphone để phục vụ cho việc học tiếng Anh, học online và xem Youtube lần lượt xếp sau với tỉ lệ 33% và 32%. Ngoài ra còn các phương pháp khác cũng được ưa chuộng đó là đọc sách, học trung tâm, xem phim, v.v. Nhưng những phương pháp nêu trên đều không tỏ ra hiệu quả bằng một phương pháp xếp sau về độ phổ biến: Giao tiếp với người bản địa(10%).
Có thể thấy, người học thường có xu hướng tập trung vào những phương pháp thuận tiện cho thời gian cũng như tiết kiệm công sức, và thường né tránh các phương pháp có tính tương tác cao như giao tiếp hoặc nhắn tin.
Khó khăn
54% thanh niên và 36% người lớn Mỹ thấy rằng họ đang sử dụng smartphone một cách quá đà. Điều này chỉ ra rằng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, việc bị phân tâm bởi những thiết bị công nghệ đang là một vấn đề chung mà rất nhiều người gặp phải. Thời đại 4.0 là lúc mà công nghệ ngày càng mở rộng và tác động nhiều hơn đến cuộc sống, thì cũng là lúc mà con người cần học cách để tránh xa những tác động gây phân tâm. Sự phân tâm không chỉ đến từ smartphone, nó còn đến từ những vấn đề trong cuộc sống như trách nhiệm, công việc, con cái hoặc đơn giản là sự trì hoãn mà ai cũng phải đối mặt.
Bên cạnh vấn đề về sự tập trung, thì động lực cũng là một rào cản người trẻ đạt được thành công không chỉ trong việc cải thiện tiếng Anh. Và con người đang dần trở lên thiếu kiên nhẫn, luôn luôn mong muốn một kết quả tức thì. Nhưng để học tốt tiếng Anh là một việc cần rất nhiều thời gian và sự nỗ lực. Chính vì vậy câu hỏi làm sao để tạo động lực cho người học là một vấn đề đáng lưu tâm.
Phương pháp học cũng là một phần quan trọng trong việc học tiếng Anh. Bởi với một người có ít thời gian cho việc học, để việc học thực sự có hiệu quả thì cần phải có những phương pháp học phù hợp với những khoảng thời gian rảnh nhỏ trong ngày cũng như đáp ứng được yếu tố động lực cho họ.
3. Persona
Dựa vào những thông tin đã thu thập được từ phần User Interview, nhóm đã đúc kết được những pattern chung và từ đó chia ra làm 3 nhóm persona chính:
- Lấy chứng chỉ
- Phát triển sự nghiệp
- Học vì sở thích
Trong phạm vi của Case Study này, nhóm sẽ đi sâu vào tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp cho nhóm “Phát triển sự nghiệp”.

Chân dung nhóm “Phát triển sự nghiệp”
Context
Phương Chi, là một chuyên viên lập trình fulltime, 32 tuổi, đã có gia đình 1 con nhỏ và đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong năm sau, chị và chồng quyết định sẽ sinh thêm em bé nên chị có nhu cầu tăng thêm thu nhập nhằm vững vàng hơn về mặt tài chính trước khi bước vào giai đoạn nuôi con.
Chị lên các hội nhóm trên mạng xã hội cũng như hỏi han bạn bè, đồng nghiệp, họ đều đưa ra rất nhiều gợi ý những không có công việc nào phù hợp với thời gian bận rộn của chị cả. Trong khi làm việc trên công ty, chị nhận thấy các đồng nghiệp trẻ xung quanh rất giỏi tiếng Anh, mức lương cũng khá cao. Đồng thời chị cũng thấy rằng mình đang gặp khó khăn trong việc nâng cao kỹ năng cá nhân vì các tài liệu chuyên ngành chất lượng hầu hết đều viết bằng tiếng Anh. Nhưng chị lại gặp rất nhiều khó khăn khi có quá nhiều câu hỏi bủa vây lấy chị, chị không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp nào phù hợp, thời gian trong ngày thì quá hạn hẹp.
Goals
- Giao tiếp trong công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp
- Đọc được các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
- Tăng thêm thu nhập
Pain Points
- Thời gian học hạn hẹp
- Nhiều từ ngữ chuyên ngành khó nhớ và khó hiểu
- Khó khăn trong việc tạo thới quen và duy trì động lực
4. Customer Journey Map
Sau khi có được các đặc điểm về bối cảnh, mục đích cũng như những khó khăn mà đối tượng mục tiêu phải đối mặt. Nhóm đã đưa ra cụ thể hành trình mà chị Chi đã trải qua khi tự nghiên cứu và tự học tiếng Anh đọc-viết để có thể hiểu hơn về những vấn đề mà chị gặp phải.

Mọi người có thể xem chi tiết bản CJM tại đây

Hành trình của Phương Chi. Minh họa bởi: An Ho @meaptopia
Là một chuyên viên lập trình fulltime, Chi càng ngày càng thấy công việc đòi hỏi phải nghiên cứu và sử dụng tiếng Anh rất nhiều. Hơn nữa, xung quanh chị, có rất nhiều đồng nghiệp trẻ tuổi hơn đang có mức lương rất cao nhờ vào khả năng tiếng Anh tốt. Điều này khiến chị cảm thấy khá áp lực, lo lắng sẽ bị đào thải nếu không sớm cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình. Chị bắt đầu lên mạng tìm kiếm, thì chị càng thấy hầu hết các công việc tốt đều yêu cầu ứng viên phải có trình độ tiếng Anh nhất định.
Vậy là chị bắt đầu cân nhắc về việc học tiếng Anh để phục vụ cho công việc. Chị xem xét lại thời gian biểu của mình, lên mạng đọc các bài blog về phương pháp học cũng như hỏi han ý kiến bạn bè nhưng cuối cùng chị lại bị nhẫn chìm trong biển thông tin.
Không biết cách chọn lọc hay nghe theo lời khuyên nào, chị quyết định tự bắt tay vào học cùng với những phương pháp mà chị cảm thấy có thể sẽ có ích. Chị bắt đầu lên mục tiêu cho các buổi học cũng như tìm kiếm các tài liệu phụ vụ cho việc học. Nhưng do đặt mục tiêu quá chung chung, không định tính cũng như không phù hợp với trình độ, chị nhanh chóng cảm thấy mất dần động lực học và không thực sự enjoy trong quá trình học. Bên cạnh đó, những tài liệu chị thu thập được trên mạng cũng không uy tín và không đáp ứng được nhu cầu về mặt từ vựng trong công việc hiện tại.
Với cách tiếp cận bên trên, quá trình học của chị không hề đạt được kết quả như chị mong muốn. Khoảng thời gian này chị rất mệt mỏi. Sau khi đi làm về, dù rất mệt nhưng chị vẫn phải chăm con và lo việc nội trợ trong nhà. Buổi tối, khi con đã ngủ say chị mới bắt đầu học. Nhưng tiếng Anh là một môn học cần sự bài bản cũng như phương pháp phù hợp. Và cuối cùng chị đã bỏ cuộc.
Sau khoảng thời gian tự học, chị thấy khá thất vọng về bản thân. Nếu tự so sánh với bản thân lúc ban đầu, chị không thấy được sự tiến bộ rõ rệt nào. Những trang báo cáo, những tài liệu trên công ty vẫn như mội gánh nặng dành cho chị. Từ đây chị bắt đầu hình thành tâm lý tự ti vào bản thân mình.
Với câu chuyện về hành trình của chị Chi bên trên, nhóm đã pick ra được một số những Pain Points chính đã cản đường chị đến với mục tiêu học tốt tiếng Anh.
Pain Points
- Không có phương pháp học phù hợp
- Không biết cách áp dụng kiến thức tiếng Anh vào công việc
- Không tạo được thói quen và duy trì động lực học
- Không có thời gian dành cho việc học
5. Solutions Analysis
Dựa trên những Pain Points đã xác định được ở trên, nhóm đã tìm kiếm các đối thủ để có thể quan sát cách họ giải quyết các vấn đề nêu trên.
Không có phương pháp học phù hợp

EWA
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
App nghiên cứu các thông tin như độ tuổi, trình độ và thời gian thông báo để tránh làm phiền cũng như thu thập để đưa ra những khóa học hoặc phương pháp phù hợp | Có phân chia chủ đề nhưng chưa sát với đối tượng người dùng muốn phát triển sự nghiệp ở một ngành nghề đặc thù |
Đưa vào các meme ngắn hoặc các lời thoại trong phim để tạo lên sự gần gũi, hài hước | Chưa phân cấp độ khó và gợi ý các cuốn sách một cách tối ưu |
Tính năng đọc sách khá tốt | Giới hạn ở tính năng chat với nhân vật trong phim |
Phân chia chủ đề bài tập | Tính năng ôn tập từ vựng chưa cung cấp ngữ cảnh |
Cung cấp các trò chơi cũng như tính năng chat với nhân vật trong phim |

Duolingo
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Thiết kế bài tập đơn giản, giống như chơi game | Có tính năng chia sẻ từ mới nhưng không quá hữu ích |
Có thể hoàn thành bài tập trong thời gian ngắn | Sát sao trong việc hướng dẫn người dùng nhưng vô tình khiến người dùng không được tự do học tập |
Tạo động lực khá tốt với hệ thống thưởng phạt (Thưởng: Tặng tiền ảo trong app, Phạt: Nhắc nhở qua mail, thông báo điện thoại) | Nội dung khó đáp ứng được trình độ tầm trung trở lên |
Có chia chủ đề | Có chia chủ đề nhưng không hiệu quả đối với đặc thù các ngành nghề |
Có suggest bài tập dựa trên trình độ, thời gian và mục đích của người học | Chưa có bài tập về kỹ năng viết |
Không biết cách áp dụng kiến thức tiếng Anh vào công việc

4English
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Đa dạng phương pháp học (đọc báo, nghe sách nói, chơi game) | Tính năng “Chạm vào một từ để tra nghĩa” chưa đủ tối ưu khi chỉ dịch được 1 từ 1 lúc, nếu dịch cả cụm hoặc câu ngắn thì chưa tốt |
Phân chia các chủ đề khá phù hợp với nhu cầu và đa dạng, có thể áp dụng trong nhiều tình huốn | Ở màn thứ 3 từ trái sang trong hình minh họa, người dùng phải chuyển sang các tab khác thì mới xem được hình ảnh mô tả. |
Có hình ảnh minh họa cho từ vựng | Để học được 1 từ vựng thì phải nhớ khá nhiều thao tác, điều này có thể làm người dùng dễ nản |
Cung cấp ngữ cảnh và phiên âm | Giao diện chưa đồng bộ font chữ |
Chưa phân chia trình độ rõ ràng | |
Quá nhiều quảng cáo |

Google Translate
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Dễ sử dụng | Chỉ đơn thuần là dịch 1 từ hoặc một đoạn văn, không kèm theo nhiều ngữ cảnh |
Nhanh chóng cho ra ngữ nghĩa | Chỉ đơn giản là giúp người dùng biết được ngay nghĩa từ đó là gì, chưa có nhiều tính năng hỗ trợ ghi nhớ hoặc ôn tập từ vựng |
Dịch khá sát và đặc biệt là dịch được một đoạn văn | Chưa có hình ảnh minh họa |
Đa dạng cách input từ tiếng Anh đầu vào (Âm thanh, scan hình ảnh, bàn phím ảo) | |
Ứng dụng trong cuộc sống cao với tính năng quét ảnh |

Ghi chú truyền thống
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Người dùng tự ghi chú lại sẽ dễ nhớ hơn | Chưa nhanh, gặp khó khăn trong việc tìm lại từ vựng |
Có thể mở ra ôn tập và làm bài tập hàng ngày | Mất công sức và thời gian |
Rủi ro khi người dùng chưa hiểu hoặc hiểu thiếu ngữ cảnh | |
Không có hình ảnh minh họa | |
Không linh hoạt vì không phải lúc nào cũng có bút và sổ bên mình |
Không tạo được thói quen và duy trì động lực


Fabulous
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thói quen và mục đích người dùng trước khi sử dụng app để thiết kế chương trình phù hợp | Phần onboarding khá dài, người dùng dễ bị mất tập trung ở đoạn cuối |
Giới thiệu về methodology của app để tạo lòng tin cho người dùng (behavioral science) | Có khá nhiều thông tin và màu sắc trên 1 trang, dẫn đến sự overload về thông tin và khiến người dùng dễ mất tập trung. Điều này là một trở ngại khá lớn khi mà đây là một self-care app. |
Giới thiệu về roadmap để giúp người dùng lường trước được những gì họ sẽ cần vượt qua | |
Ngôn ngữ tích cực, dùng nhiều câu mang khẳng định, thúc đẩy người dùng | |
Giải thích vì sao ứng dụng sử dụng phương pháp (eg: tại sao bắt đầu với challenge uống nước) và sử dụng ngôn ngữ cảm thông với người dùng |


Flora
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Sử dụng hình ảnh thân thiện là cây cối tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với người dùng | Đánh dấu milestone chỉ bằng hình ảnh → khá hạn chế trong cách input |
Tạo cảm giác thành tựu cho người dùng bằng cách cho họ đánh dấu milestone bằng hình ảnh | Khi nhìn thấy sự thất bại của mình bị tự động đăng lên một public wall có thể khiến người dùng cảm thấy khá chán nản |
Tăng tính tương tác cho app bằng cách khuyến khích tương tác giữa người dùng bằng cách gửi lời mời tham gia session tới bạn bè | |
Việc không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị đăng lên wall của người dùng và share với bạn bè của họ như một sự nhắc nhở |

Prodomo Technique
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Chia nhỏ công việc giúp người dùng giảm thiểu mức độ mất tập trung | 25 phút/session là khoảng thời gian khá dài để tập trung → đặc biệt là với đối tượng người bận rộn |
Khuyến khích thời gian nghỉ khi cần thiết | Yêu cầu người dùng ước lượng được thời gian người ta cần cho một task là bao nhiêu trong khi không nhiều người biết được điều đó vì chưa có trải nghiệm/kiến thức nền tảng về học tiếng anh |
Giúp người dùng nhận thức được mình đã làm xong những gì/đạt được những gì |
Không có thời gian dành cho việc học

Nguồn: https://blog.coccoc.com/desktop-browser/nhap-dup-lien-tay-hieu-ngay-nghia-tu/
Điểm đáng học hỏi | Điểm chưa tốt |
---|---|
Sử dụng dễ dàng | Chưa có tính năng lưu trữ từ vựng |
Tra từ dựa trên ngữ cảnh nội dung | Chưa linh hoạt khi phải cài đặt 1 trình duyệt chỉ để sử dụng 1 tính năng |
Tiết kiệm effort cho người dùng | |
Kho từ vựng được cập nhật thường xuyên |
6. Xác định vấn đề và lên ý tưởng
Đưa các vấn đề của người dùng về dạng câu hỏi “How Might We - Làm cách nào để” là cách hiệu quả nhất để chúng ta đưa ra được những giải pháp phù hợp và sáng tạo. Dựa vào hiểu biết thu được từ phần nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra 4 câu hỏi HMW bao quát được những nhu cầu tất yếu nhất người bận rộn có nhu cầu học tiếng Anh.
Để đưa ra được giải pháp phù hợp nhất cho các câu hỏi trên, nhóm chung tôi tổ chức một buổi workshop với người dùng mục tiêu và chuyên gia trong lĩnh vực. Trong trường hợp này là những người đi làm bận rổn và những người đã có kinh nghiệm học hoặc giảng dạy tiếng Anh.
How might we | Giải pháp |
---|---|
Làm cách nào để giúp người bận rộn tìm được phương pháp học phù hợp với nhu cầu công việc? | Bộ câu hỏi khảo sát thói quen, trình độ, và nhu cầu sử dụng của người dùng |
Làm cách nào để giúp người bận rộn duy trì động lực và thói quen học Tiếng Anh? | Trao thưởng voucher |
Làm cách nào để giúp người bận rộn áp dụng kiến thức tiếng Anh để phục vụ công việc? | 1. Học tự vựng chuyên ngành với flashcard 2. Luyện tập sử dụng chuyên ngành với các bài tập gắn liền với công việc (email, tài liệu, thuyết trình,...) |
Làm cách nào để giúp người bận rộn học ngay trong khi làm việc? | 1. Extension/phần mềm giúp người học tra cứu, lưu lại từ vựng xuyên suốt quá trình làm việc 2. Đặt quãng thời gian học để giúp người dùng tập trung 3. Phân chia mức độ tập trung và đưa ra các bài tập phù hợp |
2. Học từ vựng chuyên ngành dễ dàng với các chiếc thẻ
Khó khăn và nhu cầu | Mục tiêu |
---|---|
1. Người dùng phải tiếp xúc với tài liệu chuyên ngành nhiều và thường gặp những từ vựng phức tạp và mang tính chuyên môn cao 2. Dễ quên từ vựng và gặp khó khăn trong việc áp dụng chúng vào công việc thường ngày 3. Không biết nên học những từ vựng gì, không có danh sách, phương pháp cụ thể | 1. Giúp người dùng ôn tập từ vựng chủ động 2. Giúp người dùng học được ngữ cảnh và phương pháp áp dụng chúng 3. Giới thiệu từ vựng và cách thức học phù hợp |

- Dựa vào khảo sát chuyên ngành đã thực hiện khi mới vào app, giới thiệu các bộ từ vựng phù hợp với nhu cầu công việc của người dùng
- Cho phép người dùng thay đổi, tạo mới bộ từ vựng tuỳ theo nhu cầu công việc hoặc sở thích cá nhân
- Có các chức năng như audio để giúp người dùng nghe được cách phát âm của từ đó
3. Tập trung hiệu quả trong các quãng thời gian ngắn
Khó khăn và nhu cầu | Mục tiêu |
---|---|
1. Thời gian học người người dùng không cố định và bị phân chia nhỏ lẻ và không liền mạch 2. Khó tập trung khi có ít thời gian và dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh 3. Người dùng trong nhiều điều kiện tập trung các nhau | 1. Giúp người dùng quản lý và tận dụng thời gian rảnh để học hiểu quả hơn 2. Giảm thiểu các yếu tố gây mất tập trung trong khi học |

- Trong trường hợp người dùng muốn học trong một khoảng thời gian ngắn(5-10p), app cho phép họ tự ước lượng khoảng thời gian cũng như mức độ tập trung họ có thể dành ra cho khoảng thời gian đó. Sau đó app sẽ cung cấp một bài luyện tập ngắn tùy theo thời gian và mức độ tập trung mà người dùng đưa ra.
- Hạn chế các thông báo từ cá ứng dụng khác trong quãng thời gian này để người dùng không bị phân tâm
4. Áp dụng từ vựng vào công việc dễ dàng
Khó khăn và nhu cầu | Mục tiêu |
---|---|
1. Không có nhiều thời gian để làm bài tập 2. Không hiểu ngữ cảnh sử dụng của từ vựng nên không áp dụng được vào công việc hằng ngày | 1. Giúp người dùng luyện tập với các nội dung như khi đang làm việc |

- Cung cấp các đoạn văn ngắn, giống với tài liệu công việc, cùng khác câu hỏi kiểm tra mức độ đọc hiểu của người dùng
- Sử dụng các dạng văn bản công việc như email, báo cáo, thuyết trình để làm đề bài, tạo môi trường làm việc giả lập giúp người dùng luyện tập áp dụng kiến thức đã học một cách chân thực nhất
5. Học hiệu quả khi làm việc riêng
Khó khăn và nhu cầu | Mục tiêu |
---|---|
1. Vẫn cần phải để ý môi trường xung quanh khi học 2. Không thể nào tương tác với màn hình quá thường xuyên | 1. Giúp người dùng không tương tác với điện thoại mà vẫn học được tiếng anh 2. Giúp người dùng tận dụng mọi thời gian rỗi một cách hiệu quả nhất |

- Autoplay flashcard: flash card tự chạy và phát audio giúp người dùng có thể nắm bắt được nội dung từ vựng khi mà không cần phải tương tác với màn hình
- Những thông tin trên màn hình được hiển thị to và rõ ràng để giúp người dùng nắm bắt được nội dung dễ dàng khi liếc qua màn hình
6. Học ngay trong khi làm việc
Khó khăn và nhu cầu | Mục tiêu |
---|---|
Quá trình tra cứu, lưu trữ nội dung cần học tốn nhiều thời gian và công sức. Người dùng cần phải sử dụng nhiều công cụ và thiết bị cùng một lúc. | Giúp người học ngày trong thời gian làm việc |

- Vì người đi làm sử dụng máy tính để đọc văn bản là chủ yếu, việc cung cấp công cụ có thể tích hợp được vào thiết bị là rất cần thiết. Cung cấp extension, phần mềm giúp người dùng tra cứu, lưu trữ từ vựng bằng cách hight light từ vựng họ không hiểu trên văn bản, extension sẽ hiển thị một model giải thích ngữ nghĩa của từ vựng đó. Đồng thời, người dùng có thể lưu từ vựng đó vào trong bộ từ vựng trong app.
7. Học tiếng Anh, tăng tương tác
Khó khăn và nhu cầu | Mục tiêu |
---|---|
Không duy trì được thói quen học vì quant âm đến nhiều yếu tố khác hơn như gia đình, bạn bè | Giúp người học duy trì động lực học tiếng Anh lâu dài |

- Một trong những loại incentive có khả năng thúc đẩy lớn nhất đó là sự công nhận của mọi người xung quanh. Tận dụng điều đó, chúng tôi thúc đẩy người dùng bằng cách cho phép họ đạt được voucher và gửi nó cho người mà họ muốn. Vừa giúp họ thể hiện sự quan tâm của mình cũng như giúp công sức của họ được công nhận
7. Kết Luận
Sản phẩm Enlight tập trung giúp người bận rộn không chỉ nắm bắt được vốn tiếng Anh chuyên ngành mà còn giúp họ tận dụng đươc thời thời gian rảnh một cách hiệu quả nhất. Với Englight, người dùng có thể học mọi lúc mọi nơi: lúc làm việc, lúc nghỉ ngơi, hoặc ngay cả khi làm việc riêng.
Nếu như có thể mở rộng và chỉnh sửa dự án trong tương lai, chúng tôi sẽ:
- Mở rộng và đào sâu research cho phần khảo sát đối thủ cạnh tranh để tìm ra được nhiều điểm có thể học tập hơn
- Mở rộng và làm chi tiết hơn phần persona
- Tiến hành test wireframe với người dùng để thu thập nhận xét, từ đó thay đổi, bổ sung các tính năng sao cho phù hợp

Tìm hiểu xem An và Tá Anh đã học gì
Nếu bạn còn cân nhắc, hãy liên hệ với bất cứ học viên nào đã học UX Foundation để hỏi thêm cho khách quan nhé.
Ngó nghiêng thêm
hello@uxfoundation.vn
Số 8 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
098 3311 490
Copyright © UX Foundation - Build with GemPages