
1. Dấn thân vào ngành UX/UI, rồi sao nữa?
Câu chuyện về bản thân
Bản thân An là một đứa mọt sách - An đọc sách rất là nhiều và tối ngày chỉ ở một mình.
An tưởng tượng mình như một cái cây và càng lớn An nhận ra mình giống một cái cây thật bởi vì mình cứ chầm chậm lớn lên mỗi ngày. Mỗi lần mình trải qua cơn bão cảm xúc - những sự hoang mang lạc lối thì cảm giác của mình đó là mình sẽ tưởng tượng về lộ trình của bản thân.
Mình nghĩ ai đã lựa chọn con đường về UX/UI/Product đều là những người trưởng thành vì chúng ta luôn xây nhanh và lớn nhanh và chúng ta chấp nhận sai để sửa như chính sản phẩm vậy.
Chúng ta đi xây sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng bản thân tụi mình là xây dựng sản phẩm sự nghiệp cho chính cuộc đời của mình.
Hành trình sự nghiệp
2012 - An bắt đầu đi theo graphic designer và may mắn sau đó mình được rẽ sang lĩnh vực làm web designer và từ đó mình bắt đầu tìm hiểu về web design
2018 - An được đứng trước lớp với những bài giảng dạy về nghề
2019 - An đứng ra mở công ty Staylab và duy trì cho đến bây giờ
2022 - hiện tại là cột mốc mình đi xuống rất là nhiều so với những chặng đường trước đây. Đầu năm là một sự khủng hoảng rất là lớn với mình cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của chị An Neko)
Kinh nghiệm rút ra
Và chuyện này khiến An nhận ra một điều rất quan trọng đó là đường tử thần. Dường như khái niệm xây nhanh lớn nhanh làm cho bản thân An cảm thấy tích cực hoá về nghề. Nhưng thực ra khi càng đọc sâu các cuốn sách về kinh doanh cũng như xây dựng sản phẩm mọi người sẽ cần được nhắc nhở về khái niệm chạm đáy.
Sản phẩm của cuộc đời mình mà mình đi sai một nước cờ lớn thì khi mà mình chạm đáy là coi như mình sẽ bỏ nghề. Tương tự với sản phẩm mà sai không thể quay đầu thì công ty cũng phải dẹp tiệm.
Và suốt năm 2022: Mình rơi vào tuyệt vọng không biết khi nào mới chạm đáy hố sâu. Công việc và đời sống cá nhân sụp đổ. Mình mới hiểu bài học lớn nhất của tuổi 30:Mình cần sự trợ giúp của hệ giá trị cộng đồng xung quanh mình.
Self Help
Khi mà trải qua cuộc khủng hoảng cuối năm ngoái và đầu năm nay chuyện đầu tiên là mình đi tìm cuốn sách Self Help để truyền cảm hứng. Sau đó An đọc rất nhiều và mua rất nhiều sách của những nhà xuất bản trẻ,… Và mình lại nhận ra là do it your self.
Chữ Self như mang một sự ngạo mạn ngầm. Bởi vì mình của trước đây chỉ là những hoang mang, tụt mood nhất thời thì những quyển sách self help có thể giúp mình được. Nhưng khi không biết tới đâu là chạm đáy thì bây giờ là mình mới biết không thể đi một mình nữa.
Vì vậy mình không chọn self help nữa mà mình đặt câu hỏi là How to get help? Cách để xin nhận sự giúp đỡ đúng lúc và phải biết tự cứu mình đúng cách. Có 4 người hướng dẫn mình trong những giờ phút khó khăn đó là:
2. Team
3. Professional
4. Yourself
a. Mentor
Mentor luôn là những người xuất hiện và hướng dẫn mình trong những cột mốc sự nghiệp. Họ là những người đã trải qua những khó khăn sự nghiệp và đã đi trước mình 5-10 năm rồi. Họ sẽ cho mình thấy rằng mình lên làm gì tiếp theo khi gặp khó khăn đó.
Mentor của mình là anh Tùng Jacob - người đã xuất hiện và hướng dẫn mình từ những ngày đầu từ lúc chuyển ngành khi mà còn đi làm ở những công ty. Sau đó anh Tùng cũng là người trao niềm tin là mình có thể mở công ty, đứng lớp và giảng dạy. Mình là một cái cây thì anh Tùng là mặt trời.
Chúng ta sẽ có giờ phút hoang mang đó là cảm giác hoài nghi chính bản thân mình. Trước khi chạy đến hỏi mentor thì hãy bình tĩnh và gọi tên được những vấn đề mình gặp phải rồi hãy đến tìm mentor để xin trợ giúp.
Lưu ý khi được trợ giúp từ mentor là:
- Xác định vấn đề của bản thân đang gặp phải.
- Không cần làm y chang định hướng mà mentor đã khuyên, vì mình phải chịu trách nhiệm cho chính mình chứ không phải đổ trách nhiệm cho mentor.
b. Đồng đội
Team là những người đi cùng mình qua thăng trầm sự nghiệp, làm nghề bền bỉ và là người đồng cảm với mình có thể chia sẻ những cảm giác hỉ nộ ái ố.
Đối với An thì thường mọi người sẽ đối xử Mentor là VIP nhưng đồng đội của mình mới là VVIP bởi vì đây là những người thực sự đi cùng mình trên con đường sự nghiệp. Quay lại câu chuyện khi bản thân mình đối mặt với cơn bão cảm xúc khi hoài nghi chính bản thân mình thì đồng đội chính là những người mình có thể chia sẻ và mình sẽ nhờ được lắng nghe. Chỉ cần lắng nghe thôi, lắng nghe là đủ rồi, kéo mình ra khỏi vòng luẩn quẩn.
c. Chuyên gia
Khi bạn yêu nghề nghiệp của bạn, thì dần có điều kì diệu là những người cũng yêu chính công việc của họ, sẽ xuất hiện để cùng bạn tạo nên một chuỗi mắt xích nghề nghiệp. Vì nghề của mình, cũng chỉ là một mắt xích trong chuỗi giá trị cộng đồng.
- Ví dụ khi mình làm web mình sẽ học code và được quen những anh devs.
- Ví dụ khi mình bắt đầu giảng dạy thì mình tìm được một người cô thất lạc lâu lăm - chuyên viên giáo dục tại Mỹ và cô lại dạy cho mình cái cách để xây dựng trải nghiệm học hành như thế nào là đúng.
- Bạn còn cần những chuyên gia giúp đỡ bạn về sức khỏe thể chất, lẫn sức khỏe tinh thần. Tìm đến tham vấn tâm lý cũng là một phương pháp hữu ích để theo nghề lâu dài.
d. Chính bản thân mình
Vào buổi tối, khi ai cũng đã nghỉ ngơi và lo cho cuộc sống riêng của họ, mình không thể làm phiền người khác. Khi đó, những cơn bão suy sụp hoang mang kéo tới, thì chỉ có bản thân mình ôm lấy mình thôi. Và những lúc khó khăn như thế thì mình mới nhận ra: Tại sao mình chỉ yêu bản thân mình lúc mình tốt đẹp? Tại sao mình chỉ yêu bản thân khi mình đạt được những thành quả trong công việc?
Còn phần còn lại của mình thì sao? Mình lúc tồi tệ nhất, suy sụp nhất, mình không yêu chính mình lúc đấy thì ai yêu.
Mình nhận ra khi đấy chỉ cần thừa nhận với bản thân mình, là mình bất lực rồi. Khi bất lực chuyện này, thì mình lại đi làm chuyện khác. Vì ai cũng phải sống cuộc đời của họ, nên chính mình chỉ cần thừa nhận là mình đã bất lực rồi, thì mình lại bước đi tiếp, mở tiếp một cánh cửa mới, mới có thể được tiếp tục sống cuộc đời của mình.
Làm UXUI, rồi sao nữa?
Cho nên, khi vào nghề này, mình hay bảo các bạn học viên là UXUI rất hấp dẫn lương nghìn đô, nhưng vào nghề rồi thì sao nữa. Dù chúng ta có tìm được mentor giỏi nhất, thì mentor cũng không dám nói 5 năm, 10 năm nữa, nghề này sẽ trở thành cái gì. Ngày xưa là graphic, rồi web/app, UIUX, sau này là CX, Behavioural design nữa... quá nhiều titles. 5 năm 10 năm nữa nghề này trở thành gì, mình không biết. Những cột mốc tiếp theo mình đạt được là gì, mình không biết.
Mình chỉ biết là: mình cần bền bỉ. Bởi vì sự bền bỉ, là không chỉ thừa nhận bản thân mình ở những lúc mình tốt đẹp nhất, mà còn phải ôm lấy chính mình, để đi qua những trận bão khó khăn nhất, thì lúc đó mình mới gọi là bền bỉ. Chỉ có sức bền, đường dài, tin vào chính mình để làm nghề một cách đàng hoàng nhất, thì đó mới thật sự là giá trị đường dài – mà không cần một title nào định nghĩa cho mình hết, mà chỉ cần mình thừa nhận với mình thôi!
2. Chia sẻ về tác động của UX Research
Lời khuyên #1: Đúng tư duy, đúng thời điểm
Cởi mở, Tò mò và Không thiên vị là ba điều tạo nên một người làm nghiên cứu UX giỏi. Tuy nhiên, những tư duy sau đây mới là thứ giúp bạn tạo ra tác động:
1. The investigator: Ra ngoài và nói chuyện với khách hàng, người dùng, các bên liên quan, v.v.
2.Sense-making: Hiểu những gì bạn đã nghe.
3.The advocate (cho người dùng của bạn): Chia sẻ kết quả với các bên liên quan và phát biểu thay mặt cho người dùng. Đặt các câu hỏi cơ bản về customer value proposition và tính hợp lệ của các vấn đề.
Làm thế nào để có thể đại diện cho người dùng một cách tốt nhất?
- Hiểu các bên liên quan và những người ra quyết định.
- Lên tiếng đúng lúc.
- Biết khách hàng của bạn và hiểu biết sâu sắc từ trong ra ngoài.
- Hãy rõ ràng về những gì nghiên cứu của bạn có thể hoặc không thể làm.
Lời khuyên #2: Sử dụng Kỹ năng khác mà bạn có
Hầu hết những người làm nghiên cứu UX mà Ruby biết đều nhảy việc. Nhờ có nhiều năm tư vấn, Ruby đã học được cách nói chuyện với các bên liên quan bằng các con số và tận dụng thế mạnh này bất cứ khi nào có thể.Sau đó, cô trình bày một ví dụ:
“Giả sử chúng ta là chuyên gia tư vấn và khách hàng làm việc trong việc xây dựng phần mềm thương mại điện tử giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng, vận chuyển, hàng tồn kho, v.v. Khách hàng muốn chúng ta nghiên cứu cách để có thể cải thiện sản phẩm của họ. Sau khi nói chuyện với người dùng, chúng ta phát hiện ra rằng vấn đề nằm ở việc quản lý hàng tồn kho. Mỗi khi bán được hàng, nhân viên phải nhập số lượng bán được bằng tay.”
Vậy, làm sao để bạn thuật lại điều này với khách hàng của bạn?
Câu trả lời là hãy nói như thế nào để người làm kinh doanh hiểu được tầm quan trọng của phát hiện này.Ví dụ:
- Người dùng dành 1 giờ mỗi ngày để cập nhật phần mềm theo cách thủ công.
- Tiền lương giờ là 20$.
- Người dùng làm việc 5 ngày 1 tuần.Mặc dù khách hàng đã trả tiền cho phần mềm, nhưng họ cần chi thêm 100 đô la mỗi tuần vì vấn đề này.Nếu khách hàng của bạn có 1000 người dùng, vấn đề này sẽ tiêu tốn 1.000.000 USD mỗi tuần. Nếu tính thêm chi phí cơ hội, con số sẽ lớn hơn nữa.Hãy thận trọng khi đưa ra các giả định. Hãy cố gắng đưa ra giả định 1 cách hợp lý.
Tuy nhiên, cách này có thể không sử dụng được trong 1 vài trường hợp.
Làm cách nào để biết tôi có kỹ năng gì?
- Nhìn lại xem trước khi làm UXR, bạn đã trải qua các công việc nào và những công việc đó cần kỹ năng gì?
- Hỏi một người bạn hoặc quản lý của bạn.
Lời khuyên #3: Nâng cao kỹ năng cho công ty của bạn
1. UXR là một lĩnh vực mới và không có nhiều người am hiểu.
2. Các bên liên quan không phải là chuyên gia về UX. Nếu họ không hiểu vai trò và giá trị củaUXR thì làm sao bạn có thể thuyết phục họ nên và không nên làm gì?
Vậy tôi nên phổ cập kiến thức gì?
-> Sử dụng Ma trận Frequency - Easy
Lời khuyên #4: Định nghĩa lại về “Impact”
UXR thường sẽ đem lại giá trị trong các khía cạnh sau:
- Ưu tiên trong lộ trình sản phẩm.
- Định hướng chiến lược.
- Phân khúc khách hàng.
- Thiết kế sản phẩm và nội dung.
Trên thực tế, rất khó để tạo ra tác động trong môi trường có low-maturity.
Một số ví dụ về impact trong môi trường chưa trưởng thành về UX:
- Xin được ngân sách để làm UXR.
- Nghiên cứu được những điều mới về người dùng của bạn.
- Tổ chức được các buổi workshops hoặc training.
- Số lượng người tham gia quan sát tại các buổi nghiên cứu.
Q&A
1/ Sự khác biệt giữa product discovery và UXR là gì?
Thỉnh thoảng ngôn ngữ có thể hơi mơ hồ. Với tôi, UXR là 1 mảng rông và product discovery là 1 phần trong đó.
2/ Stakeholders thường không công nhận những nghiên cứu có sample size nhỏ. Làm thế nào để bạn thuyết phục họ?
Nghiên cứu cho thấy 5 người dùng có thể tạo ra 80% kết quả nghiên cứu. Dành nhiều thời gian hơn với cỡ mẫu lớn hơn có thể lãng phí tài nguyên.
3/ Đôi khi tôi có rất nhiều giả định, tôi nên chọn giả định nào để nghiên cứu sâu hơn?
Hãy tập trung vào các giả định mà có liên quan đến chiến lược sản phẩm. Ngoài ra, hãy nghĩ về độ tự tin của chúng ta với các giả định đó.
Hoặc bạn có thể đặt các giả định vào 1 ma trận: Tác động vs sự chắc chắn.
4/ Bạn có mẹo nào về cách xây dựng nhóm người dùng để phỏng vấn không?
Cá nhân tôi chưa xây dựng bất kỳ nhóm người dùng nào. Một lưu ý là đừng phỏng vấn một nhóm người dùng quá nhiều lần. Bạn có thể sẽ không tìm hiểu được điều gì mới mẻ đâu.
3. Giá trị của người làm thiết kế
Bạn nên mang lại giá trị gì cho nhóm của mình?
Ngoài việc thiết kế, designers cũng nên đoán trước được nhu cầu của các bộ phận khác. Bạn không chỉ nên biết thiết kế mà cũng phải biết cách làm bạn với các stakeholders.

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của Jay Demetillo)
Management gradient
Những người làm lãnh đạo của đội thiết kế quan tâm nhiều hơn về khía cạnh kinh doanh. Họ hiểu rằng chỉ khi đem lại giá trị cho khách hàng thì công ty mới có thể phát triển.
Người làm thiết kế nên giao tiếp bằng cách nào?
Chúng ta cần phải giao tiếp bằng số, bằng các thuật ngữ mà nguời kinh doanh dùng, và bằng cách so sánh.
Ví dụ: “Dựa trên tỷ lệ giữ chân người dùng là 20% và mục tiêu tăng GMV lên 5%, TÔI ĐÃ TẠO Luồng MỚI CHO NGƯỜI DÙNG thêm vào giỏ hàng.”
Ngừng nói về các quy trình UX và sử dụng ngôn ngữ quá chuyên sâu. Không phải ai cũng hiểu đâu.

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của Jay Demetillo)
Cuộc họp nào hiệu quả hơn?
Các designers thường chỉ muốn được tập trung vào việc làm thiết kế. Tuy nhiên, việc họp hành đem lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.
Các cuộc họp nhỏ, riêng tư với các phòng ban khác nhau là cách hiệu quả nhất để gây ảnh hưởng đến mọi người. Nhà thiết kế nên là chủ trì các cuộc họp đó và khiến các bên liên quan đứng về phía mình (shuttle diplomacy).

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của Jay Demetillo)
Xung đột một cách lành mạnh:
2. Đừng coi đó là chuyện cá nhân.
3. Cho bản thân thời gian.
4. Tập trung vào cơ thể, nơi nào đang căng thẳng?
5. Chấp nhận xung đột.
Empathy map cũng có thể dùng cho stakeholders
Mang lại giá trị với chiến lược thiết kế
Lời khuyên cho các designers
Luôn cảm thấy không chắc chắn trong công việc
- Luôn phải tự học và làm quen với mọi thứ, không có định hướng rõ ràng.
- Phải làm nhiều việc dưới nhiều vai trò xong rồi không biết công việc thực sự của mình là gì.
- Thực hiện thiết kế theo quyết định của team hoặc của sếp và luôn cảm thấy hoài nghi nhưng cũng không thể lên tiếng.
Thường xuyên cảm thấy kiệt sức
- Giới hạn nguồn lực và thời gian nhưng phải liên tục thay đổi khi cần.
- Vừa làm việc vừa phải làm quen, tìm hiểu thêm các kiến thức, kỹ năng, công cụ cần thiết.
- Cống hiến, đấu tranh cho UX nhưng không có kết quả và mệt mỏi.
Làm mãi nhưng vẫn chưa đủ tốt
- Trải qua nhiều dự án nhưng thấy khả năng của mình vẫn chưa tốt hơn.
- Không tìm được điểm mạnh của bản thân.
- Mọi thành viên khác coi mình là “thợ vẽ giao diện”.
Cô đơn khi là designer
- Không có ai hiểu những kiến thức và ngôn ngữ của mình.
- Không có mentor để dìu dắt, chỉ bảo.
Những đối tượng thường gặp trong các team thiết kế 1 thành viên
The confused junior
Những bạn junior, fresher mới bắt đầu trong ngành, với kinh nghiệm còn hạn chế, thường các bạn sẽ apply vào các công ty nhỏ, nơi mà chưa có sự đầu tư cho một team thiết kế hay quy trình đầy đủ dẫn đến phải làm nhiều công việc khác nhau về thiết kế mà có thể không liên quan đến sản phẩm, cộng với việc không có người dẫn dắt. Các bạn junior ở các môi trường này thường sẽ cảm thấy lạc lõng, bối rối, sai định hướng trong nghề nghiệp.
The lone generalist
Những designer có kinh nghiệm và đã từng làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, có uy tín trong công ty và được tin tưởng giao cho tất cả các công việc và vấn đề liên quan đến thiết kế, những người này cũng dễ bị quá tải trong công việc và mắc kẹt trong vòng xoáy của việc “nhận yêu cầu - thiết kế” thay cho giải quyết vấn đề của sản phẩm.

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Sean Nguyễn)
Đáp ứng yêu cầu và xây dựng sự tin tưởng
Vậy khi thấy bản thân là những team thiết kế 1 thành viên thì ta nên làm gì, nghỉ việc cũng là 1 cách nhưng nếu ta cảm thấy vẫn có thể làm gì đó để thay đổi, để tạo ảnh hưởng lên sự thay đổi giúp cho mô trường hiện tại của mình tốt hơn, thì đây là những gì cần làm:
Thành thục sản phẩm của mình
Nếu những gì công ty mong muốn ở designer chỉ là những thiết kế UI thì hãy cho họ những thiết kế chỉn chu nhất, những thiết kế có thể deliverables được, với đầy đủ các trường hợp của hệ thống, các thành phần, khoảng trống được sắp xếp khoa học, hợp lý và đội dev có thể triển khai mà gặp ít hoặc không gặp trở ngại.
Đảm bảo tiêu chuẩn trong chính những sản phẩm của mình, dù là nhỏ nhất là cách tạo dựng sự uy tín và xây dựng niềm tin trong công ty, để ta nhận được sự tôn trọng, ủng hộ khi muốn đề xuất những thay đổi.
Tôn trọng công việc và sản phẩm của người khác
Mỗi thành viên trong team sẽ có những góc nhìn và kinh nghiệm khác nhau và đều có quyền bình đẳng được đóng góp cho chất lượng sản phẩm, bản thân designer cũng cần tôn trọng và tiếp nhận những ý kiến đánh giá mang tính xây dựng của những đồng nghiệp.
“Let your ego go and build trust” - (”Bỏ qua cái tôi để xây dựng niềm tin”)

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Sean Nguyễn)
UX là trò chơi chịu đựng
Chuẩn bị cho những trở ngại
Chuẩn bị cho những trở ngại, bạn không cần sự cho phép để làm UX tốt cũng như bạn không cần cầm tay chỉ việc để có thể làm được việc, hãy tìm kiếm cơ hội trong những trở ngại xung quanh, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị bản thân.
Một công cụ tại một thời điểm
Nếu bạn muốn làm Persona, Empathy Map, CJM và đưa những công cụ đó vào quá trình phát triển sản phẩm, bạn phải làm một cách tinh tế.
Tìm kiếm cơ hội, nhìn ra những lỗ hổng trong quy trình hiện tại và đưa những phương pháp, công cụ phù hợp và chứng minh giá trị của chúng, lên kế hoạch cho việc đó (bao gồm sắp xếp thời gian, cách trình bày, cách báo cáo) và liên tục cải thiện.
Cố gắng duy trì với việc sử dụng các phương pháp, công cụ để tạo ra thói quen làm việc cho team.
UX Research, làm đúng hoặc không làm
UX Research, làm đúng hoặc không làm. Nghiên cứu là một công việc tốn kém, đó là sự thật, và có sự khác biệt giữa việc làm nghiên cứu thực sự để thu về những hiểu biết có thể mang lại định hướng đúng cho sản phẩm với cả việc làm nghiên cứu cho có, cho đủ quy trình.
Vậy nên hãy tính toán cho việc làm nghiên cứu hợp lý, lên kế hoạch cho nó, mục tiêu nghiên cứu là gì, những thông tin cần thu về là gì và thời gian thực hiện ra sao.
Phát triển sự nghiệp và mục tiêu
- Hãy tự đặt những mục tiêu cho bản thân và cách đo lường quãng đường đến với mục tiêu đó, thay vì chơi vơi, không có định hướng, hãy học cách xác định, tìm ra những đích đến cho sự nghiệp của mình.
- Kết nối, mở rộng mạng lưới ra những cộng đồng xung quanh có thể giúp bạn gặp gỡ với những người đã có cùng trải nghiệm với mình, có thể cho mình những lời khuyên và định hướng rõ ràng hơn.
- Tiếp tục học hỏi.

Hãy biết đồng cảm, với mọi người và với bản thân. Ý tưởng tốt nhất bắt nguồn từ những cuộc thảo luận. - Jonathan Ive

Trân trọng sự thiếu sót. Bạn phải hiểu rằng dù bạn muốn có sự kiểm soát đến mọi việc như thế nào, điều đấy là không khả thi - Khoi Vinh

Trưởng thành hơn là thành công. Qua những sai lầm bạn mới có thể thực sự trưởng thành, làm chưa tốt để có thể trở nên tốt hơn. - Paula Scher

Tìm hiểu khóa học!
Nếu bạn còn cân nhắc, hãy liên hệ với bất cứ học viên nào đã học UX Foundation để hỏi thêm cho khách quan nhé.
Ngó nghiêng thêm
hello@uxfoundation.vn
Số 8 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
098 3311 490
Copyright © UX Foundation - Build with GemPages