Khóa học UI Foundation

Create a beautiful UI with good functionality and accessibility

🕙 10 Jun 2023   🧑‍🏫 Biên soạn giáo trình: Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Vương Chung

Lịch khai giảng

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, mỗi lớp sẽ có tối đa 12 học viên.

UIF K4 - Tháng 2

 

🗓️ Khai giảng: 22/02/2024

📕 Lịch học: Thứ 5 và CN

🕙 Thời gian: 19h30 - 22h

📍 Địa điểm: Online qua GG Meet

🏋️ Số buổi: 16 buổi

💰 Học phí: 7 triệu đồng

UIF K3 - Tháng 12

 

🗓️ Khai giảng: 11/12/2023

📕 Lịch học: Thứ 2 và Thứ 6

🕙 Thời gian: 19h30 - 22h

📍 Địa điểm: Online qua GG Meet

🏋️ Số buổi: 16 buổi

💰 Học phí: 7 triệu đồng

UIF K2 - Tháng 10

🗓️  Khai giảng: 19/10/2023

📕  Lịch học: Thứ 5 và CN

🕙 Thời gian: 19h30 - 22h

📍 Địa điểm: Online qua GG Meet

🏋️ Số buổi: 16 buổi

💰 Học phí: 7 triệu đồng

Vì sao khóa học ra đời

Bạn vừa quyết định chuyển sang ngành UI/UX design vì thấy thiết kế giao diện (UI Design) khá gần gũi với công việc thiết kế đồ họa (Graphic design). Bạn biết đến Figma - một công cụ tuyệt vời để thiết kế giao diện người dùng, và bạn bắt đầu thiết kế bằng việc tham khảo một số nguồn như Dribbble, Behance, Pinterest hay một vài showcase trên các group về UI/UX design.


Tuy nhiên, làm mãi vẫn thấy sai sai, một chút gì đó không được “đẹp” như thiết kế bạn tham khảo. Khi sản phẩm đến tay người dùng, nó không hề giống như những gì bạn làm trước đó.


Các nhà thiết kế sản phẩm số (Digital product designers) tạo ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể của người dùng, và hiểu đơn giản thì giao diện là biểu hiện của giải pháp đó. Thiết kế giao diện cho một website/app không chỉ đơn giản là xem một thiết kế mẫu rồi sao chép bằng Figma. Những giao diện mà chúng ta thiết kế cũng chưa hẳn là sản phẩm cuối đến tay người dùng. Để người dùng có thể thực sự sử dụng, chúng ta phải trải qua 7749 bước trên quá trình phát triển sản phẩm: thiết kế hệ thống (system design), lập trình (coding), kiểm thử (testing), sửa lỗi (fix bug), cải thiện trải nghiệm (enhance experience), etc…


Thiết kế giao diện đi liền với quá trình phát triển sản phẩm, do đó để “mang đến” một giao diện đẹp cho người dùng, ngoài việc nắm vững kiến thức nền tảng về thiết kế giao diện, chúng ta cần thực sự hiểu cách lập trình viên (Developers) đang xây dựng chúng. Thiết kế giao diện thực chất là một việc vô cùng khoa học và tỉ mỉ.

Giáo trình khóa học

Buổi họcNội dungMô tả
Buổi 1Introduction to UI DesignUI Design là gì? Tại sao UI Design lại quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm? Buổi học này sẽ giúp các bạn học viên cách làm thế nào để chuẩn bị tốt khi bước vào ngành UI/UX Design.
Buổi 2Làm quen với Figma, tổ chức và sắp xếp workspaceBuổi học này sẽ giới thiệu đến học viên về tổng quan và phương pháp tiếp cận trong suốt khóa học. Bắt đầu bằng việc làm quen công cụ thiết kế: tổ chức và sắp xếp file thiết kế một cách khoa học, thực hành một số công cụ trên Figma.
Buổi 3Áp dụng Figma vào thiết kế giao diện người dùng cơ bảnSử dụng Figma một cách hiệu quả trong thiết kế giao diện từ những thứ nhỏ nhất: Tạo các styles cơ bản (Color, Text, Shadow, Border), hiểu được concept master file và instant, ứng dụng của variant giúp việc thiết kế trở nên nhanh và dễ dàng hơn.
Buổi 4Nền tảng trong thiết kế giao diện người dùng P1: Typography95% thông tin trên một website là ngôn ngữ viết. Một trong những nền tảng đầu tiên và quan trọng trong thiết giao diện mà chúng ta không thể bỏ qua là việc định hình thông tin bằng văn bản, hay còn gọi là Typography. Bài này sẽ giúp học viên tập trung vào việc xử lý text trong thiết kế, hiểu và áp dụng phân cấp thông tin trong thiết kế.
Buổi 5Nền tảng trong thiết kế giao diện người dùng P2: ColorMàu sắc tạo nên cảm xúc và có khả năng thu hút người dùng cao. Khi nói đến việc thiết kế giao diện hấp dẫn, màu sắc được coi là khía cạnh quan trọng nhất. Cùng tìm hiểu nguyên lý và cách sử dụng màu sắc hiệu quả trong thiết kế giao diện với bài học về màu sắc.
Buổi 6Nền tảng trong thiết kế giao diện người dùng P3: Icons & ImagesIcons là một ngôn ngữ biểu tượng mà đa số mọi người đều có thể hiểu được bất kể quốc gia, tuổi tác hay giới tính. Cùng tìm hiểu cách sử dụng icon trong thiết kế giúp việc tương tác của người dùng dễ dàng và đơn giản hơn.
Buổi 7Các tiêu chuẩn trong thiết kể giao diện người dùngĐã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao lại cần phải dùng shadow trong thiết kế? Hay tại sao phải đặt những khoảng cách đều nhau giữa các thành phần trong một trang web? Làm sao để biết thông tin nào quan trọng và cách sắp xếp chúng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học: các tiêu chuẩn trong thiết kế giao diện người dùng.
Buổi 8Design tactics P1: Thiết kế trên nền tảng web (P1)Thiết kế một website nên được bắt đầu từ việc hiểu ai là người sử dụng sản phẩm và giao diện được các nhà phát triển (developer) chuyển đổi sang dạng code như thế nào. Bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu web layout là gì? Tại sao lại cần sử dụng layout trong thiết kế website? Responsive design là gì? Tại sao cần responsive trong thiết kế website?
Buổi 9Design tactics P2: Thiết kế trên nền tảng web (P2)Tiếp đến là việc hiểu và áp dụng các đơn vị đo trong thiết kế website cũng như các thành phần không thể thiếu trong thiết kế website như: Form/Input field, Buttons, List, Checkbox, Menu, etc…
Buổi 10Design tactics P3: Thiết kế trên nền tảng mobile (P1)Thiết kế trên mobile khác gì với website. Hệ thống lưới, phân cấp thông tin, và cách người dùng tương tác trên mobile như thế nào? Phân biệt 2 nền tảng mobile là iOS và Android, làm sao để thiết kế đúng tiêu chuẩn trên từng nền tảng là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài học này.
Buổi 11Design tactics P4: Thiết kế trên nền tảng mobile (P2)Tiếp tục tìm hiểu về các tiêu chuẩn khi thiết kế trên 2 nền tảng iOS và Android. Cách sử dụng các thư viện thiết kế sao cho hiệu quả. Design system là gì? Tại sao lại cần sử dụng design system trong thiết kế?
Buổi 12Thiết kế tương tác P1: PrototypingBài học sẽ giới thiệu về công cụ tiếp theo của Figma: Prototype, giúp học viên biết cách tạo một số tương tác cơ bản cũng như present thiết kế một cách hiệu quả.
Buổi 13Thiết kế tương tác P2: Interaction design và những điều cần biếtVới những nền tảng khác nhau, cách người dùng hiểu và tương tác là khác nhau. Liệu rằng chúng ta có đang hiểu đúng cách người dùng tương tác với sản phẩm? Bài học này sẽ đi sâu vào việc hiểu cách người dùng tương tác với sản phẩm (website/app) và cách thiết kế tương tác sao cho hiệu quả.
Buổi 14Trình bày portfolio và handoff designMột giai đoạn quan trọng của thiết kế sản phẩm để đảm bảo thiết kế chuẩn đến tay người dùng cuối là hand-off design. Vậy chúng ta làm điều này như thế nào? Ngoài ra cần chuẩn bị những gì để trình bày một portfolio thật tốt? Tất cả sẽ được giải đáp trong buổi số 14.
Buổi 15Design CritiqueBuổi thực hành và giải đáp các thắc mắc, đồng thời nhận “gạch đá” để cùng tiến bộ hơn.
Buổi 16ShowcaseĐóng gói thành quả của bạn trong cả khoá học để trình bày trước cả lớp.

Giáo viên hướng dẫn

Chào mọi người, mình là Nguyễn Hoàng Anh - người hướng dẫn sẽ đi cùng các bạn trong khóa học này. Hiện tại mình đang là Product Designer tại BAEMIN (Woowa Brothers Vietnam).


Công việc hiện tại của mình là cùng team sản phẩm xây dựng trải nghiệm về Food exploration trên ứng dụng BAEMIN, đo lường hiệu quả và cải thiện nhằm mang lại business impact cao cho công ty. Ngoài ra mình cũng tham gia cộng đồng Menteelogy dưới vai trò Mentor trong lĩnh vực thiết kế, dành thời gian để giúp đỡ các bạn trẻ mới tham gia vào ngành product design.


Mình có kinh nghiệm làm việc 5 năm chuyên sâu về sản phẩm tại các Product company thuộc nhiều lĩnh vực như: Logistics, Fintech, Food Delivery, …


Hi vọng có thể giúp mọi người bắt đầu với lĩnh vực thiết kế một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Hẹn mọi người trên lớp học!

Khóa học dành cho ai?

Khoá học này được thiết kế giúp bạn nắm chắc kiến thức nền tảng và tư duy trong thiết kế giao diện, đồng thời hiểu cách thức giao diện được tạo nên từ góc nhìn của các lập trình viên, để từ đó đảm bảo thiết kế tốt và đẹp nhất đến tay người dùng. 


Bạn nên cân nhắc tham gia khóa học trong trường hợp:

  • Bạn là người mới và muốn thử sức với ngành UI/UX/Product design.
  • Bạn vừa chuyển sang từ lĩnh vực khác, đang khá mơ hồ về kiến thức cũng như chưa thành thạo công cụ thiết kế.

Khóa học không dành cho ai?

Khóa học đi từ những kiến thức vô cùng căn bản như làm thế nào để bắt đầu thiết kế, cách sử phần mềm cũng như những kiến thức nền tảng của UI design. Do đó nếu bạn là một người đã có kinh nghiệm làm một thời gian, công việc thường xuyên thiết kế UI thì nên cân nhắc bởi bạn sẽ cảm thấy những kiến thức này mình đã biết, học dễ nhàm chán.


Ngoài ra khóa học yêu cầu việc thực hành thường xuyên và đều đặn, nếu bạn là một người thiếu kiên nhẫn hoặc không thích sự tỉ mỉ chỉn chu, bạn nên cân nhắc trước khi đăng ký khóa học.

Câu hỏi thường gặp

Mình nên học khóa nào trước, UI Foundation, UX Foundation hay Psychology in UX Design?

3 khóa học này được thiết kế độc lập và giải quyết những vấn đề riêng, nên bạn có thể học khóa nào trước cũng được. 


Bạn có thể cân nhắc tham gia khóa học này trước trong trường hợp bạn vừa chuyển sang từ lĩnh vực khác, đang khá mơ hồ về kiến thức cũng như chưa thành thạo công cụ thiết kế.


Bạn có thể đọc thêm về khóa UX FoundationPsychology in UX Design hoặc nhắn tin cho fanpage để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Mình thấy các khóa sắp khai giảng đều đã full học viên, có cách nào để mình học luôn được không?

Bọn mình hiểu mong muốn của bạn, các lớp của UX Foundation thường full học viên khá sớm (từ 1-3 tháng) nên dẫn tới việc có nhiều bạn muốn đăng ký học luôn nhưng phải đợi. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất của khóa học và tôn trọng các bạn đã đăng ký, bọn mình không học viên mới, mong bạn thông cảm nhé!


Tuy nhiên, mỗi lớp khai giảng sẽ có tỷ lệ các bạn bảo lưu lịch học sang khóa sau. Do đó, bạn hãy cân nhắc việc đăng ký khóa tiếp theo còn trống và nhắn với Trợ giảng về nhu cầu học sớm, nếu có học viên bảo lưu thì bạn sẽ được chuyển lên học sớm hơn. 

Mình muốn xuất hóa đơn VAT thì làm thế nào?

Công ty tài trợ tiền học cho mình, nhưng thời gian request hơi lâu nên mình sợ lỡ mất thời gian học. Trường hợp này mình nên làm gì?

Thủ tục đề xuất Đào tạo và đề nghị Thanh toán ở các công ty có thể sẽ mất khá nhiều thời gian. Cũng đã có nhiều trường hợp các bạn học viên sau khi được công ty duyệt đi học thì lại bị lỡ mất đăng ký của khóa gần đó và phải chuyển sang khóa học sau.


Trong trường hợp này, các bạn nên chủ động đăng ký trước. Khi công ty thanh toán thì UX Foundation sẽ hoàn lại tiền cho bạn. Để lấy hóa đơn VAT, bạn vui lòng nhắn tin cho page để được hướng dẫn chi tiết nhé.

Mình đã đăng ký rồi nhưng khi khai giảng bận không học được, mình phải làm sao?

Trong trường hợp đó, có 4 cách bạn có thể lựa chọn:


1. Chuyển nhượng - 3 ngày trước khai giảng

Bạn có thể chuyển nhượng lại đăng ký của mình cho bạn bè và người quen, tối thiểu 3 ngày trước khai giảng Khi đó, bạn hãy nhắn tin cho Trợ giảng để được hướng dẫn nhé.


2. Chuyển đăng ký sang các khoá học khác - 14 ngày trước khai giảng

Bạn có thể nhắn cho Trợ giảng về nhu cầu chuyển khoá học của mình tối thiểu 14 ngày trước khai giảng nhé. 


3. Bảo lưu - 14 ngày trước khai giảng

Bạn có thể nhắn cho Trợ giảng về nhu cầu bảo lưu của mình tối thiểu 14 ngày trước khai giảng nhé.


4. Nhận lại tiền học - 21 ngày trước khai giảng

Nếu muốn thôi học, bạn có thể nhận lại toàn bộ số tiền đã đăng ký bằng cách báo cho Trợ giảng tối thiểu 21 ngày trước khai giảng. Sau thời gian này, bạn hãy cân nhắn 3 phương án đầu nhé.


Để tìm hiểu thêm về chính sách bảo lưu, chuyển nhượng, hoàn phí,... bạn có thể đọc thêm tại đây nhé

Đăng ký mới được!

Nếu bạn còn cân nhắc, hãy liên hệ với bất cứ học viên nào đã học UX Foundation để hỏi thêm cho khách quan nhé. 

  • hello@uxfoundation.vn

  • Số 8 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • 098 3311 490


Copyright © UX Foundation  -  Build with GemPages