I. Giới thiệu về dự án UX Map
1. Tại sao làm nghiên cứu
Một trong những vấn đề bọn mình quan sát được đó là: Đa số mọi người gặp khó khăn trong việc nắm được bức tranh tổng quan về ngành. Ở một công ty lớn, công việc sẽ khác thế nào với một công ty nhỏ? Một công ty Product, công việc sẽ khác thế nào với một công ty Outsourcing, Agency? Thậm chí, nếu cùng làm Ngân hàng, việc tham gia vào bộ phận Khách hàng cá nhân lại có cách làm khác với Khách hàng doanh nghiệp... Các JD công việc thì na ná nhau, nhưng thực ra công việc mỗi nơi lại mỗi khác. Kể cả những người nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cũng chưa chắc hiểu hết được bức tranh chung của thị trường.
Hậu quả là: Khi không có đủ thông tin, các quyết định sự nghiệp của chúng ta trở nên may rủi - Đó là vấn đề bọn mình muốn giải quyết thông qua nghiên cứu lần này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định vai trò, trách nhiệm, phạm vi công việc của Product Designer tại các loại hình công ty công nghệ tại Việt Nam.
Tìm hiểu sự khác biệt trong phạm vi công việc của Product Designer ở các loại hình công ty và các thâm niên khác nhau.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu UX Map sẽ đưa ra các gợi ý để giúp các Product Designer có thể phát triển công việc ở môi trường phù hợp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Công việc của Product Designer là gì?
Phạm vi công việc của Product Designer là gì?
Ở các level thâm niên khác nhau
Ở các loại hình công ty khác nhau
Ở các công ty có UX Maturity khác nhau
Product Designer đang sử dụng công cụ AI như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phạm vi công việc của Product Designer tại các công ty công nghệ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng.
Khách thể nghiên cứu: Product Designer* đang làm việc trong các công ty công nghệ ở Hà Nội, TP HCM, và Đà Nẵng.
*Product Designer chỉ là một tên gọi đại diện, bao gồm các chức danh UI/UX Designer, UI Designer, UX Designer, UX Researcher, UX Writing, Interaction Designer, Game Designer…
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phạm vi công việc của Product Designer tại các công ty công nghệ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng.
Khách thể nghiên cứu: Product Designer* đang làm việc trong các công ty công nghệ ở Hà Nội, TP HCM, và Đà Nẵng.
*Product Designer chỉ là một tên gọi đại diện, bao gồm các chức danh UI/UX Designer, UI Designer, UX Designer, UX Researcher, UX Writing, Interaction Designer, Game Designer…
5. Đóng góp nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp trả lời một câu hỏi rất cơ bản mà nhiều người làm Product Design vẫn đang loay hoay: "Rốt cuộc công việc của mình đang đứng ở đâu, so với thị trường?"
Nó cung cấp cái nhìn toàn cảnh về sự khác nhau trong vai trò, quy trình và bối cảnh làm việc giữa các công ty khác nhau – từ startup đến công ty lớn, từ in-house đến agency, từ sản phẩm B2C đến B2B.
Kết quả có thể giúp:
Người làm nghề có thêm dữ liệu thực tế để đưa ra quyết định nghề nghiệp thay vì đoán mò.
Người mới vào nghề hiểu rõ hơn về thị trường và biết mình nên kỳ vọng gì.
Doanh nghiệp nhìn ra những điểm bất hợp lý trong tổ chức, cách giao việc hoặc xây dựng lộ trình nghề nghiệp cho designer.
Nói ngắn gọn, nghiên cứu này lấp một khoảng trống mà trước giờ ai cũng thấy nhưng không ai làm rõ: công việc của Product Designer ở Việt Nam thực sự trông như thế nào.
6. Giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp trả lời một câu hỏi rất cơ bản mà nhiều người làm Product Design vẫn đang loay hoay: "Rốt cuộc công việc của mình đang đứng ở đâu, so với thị trường?"
II. Xây dựng nghiên cứu
1. Nghiên cứu định lượng: Bảng khảo sát
1.1 Phát triển bảng khảo sát
Bảng hỏi khảo sát được xây dựng nhằm phản ánh toàn diện bức tranh công việc thực tế của Product Designer tại Việt Nam, cả về bối cảnh tổ chức lẫn trải nghiệm cá nhân. Quá trình thiết kế bảng hỏi không dựa trên mô hình lý thuyết có sẵn, mà xuất phát từ chính các vấn đề thực tiễn mà nhóm nghiên cứu quan sát và từng trực tiếp trải qua trong quá trình làm nghề, tuyển dụng, và trò chuyện với cộng đồng thiết kế.
1.2 Cấu trúc bảng khảo sát
Cấu trúc bảng khảo sát được chia thành các nhóm nội dung lớn, mỗi nhóm nhằm trả lời cho một lớp câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
Profile & Context cá nhân: Gồm các câu hỏi về chức danh, level, kinh nghiệm, địa điểm và background. Mục tiêu là để phân nhóm đối tượng theo ngữ cảnh làm việc, từ đó cho phép phân tích chéo (cross analysis) theo các yếu tố như thâm niên, địa lý hay chuyên môn gốc.
Company & Product: Tập trung vào loại hình tổ chức, quy mô team, mô hình kinh doanh và vai trò sản phẩm trong công ty. Nhóm này nhằm làm rõ sự đa dạng bối cảnh tổ chức – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và cách thức làm việc của designer.
UX Maturity: Gồm các câu hỏi về mức độ đầu tư cho UX trong tổ chức, từ việc có người phụ trách UX đến hoạt động testing và cải tiến sản phẩm. Nhóm này giúp đánh giá mức độ trưởng thành thiết kế tại nơi làm việc của người tham gia – một biến nền tảng quan trọng để hiểu các chênh lệch vai trò giữa các designer.
Task Requirement: Các câu hỏi về loại task thường nhận và người giao task giúp làm rõ tính chất công việc hằng ngày và mức độ chủ động của designer trong team.
Scope of Work (Discovery → Define → Solution → Testing → Management): Đây là phần chiếm dung lượng lớn nhất, chi tiết hóa từng hoạt động trong các giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm. Thay vì hỏi tổng quát, bảng hỏi đi sâu vào từng hành vi cụ thể để đo được tần suất làm công việc. Ngoài ra, việc hỏi theo tần suất cũng giúp phân biệt giữa “có biết” và “thực sự làm thường xuyên”.
AI Tools: Trong từng giai đoạn, bảng hỏi cũng chèn vào các câu hỏi về việc sử dụng AI, vì đây là một biến mới có khả năng tái định hình quy trình thiết kế trong tương lai gần.
Ending – Câu hỏi mở: Được thiết kế để ghi nhận các ý kiến, khó khăn và động lực cá nhân – điều không thể thu được qua các câu hỏi trắc nghiệm. Nhóm này cũng đóng vai trò như phần “gỡ nút” để lý giải dữ liệu định lượng ở phần trước.
Toàn bộ bảng hỏi được thử nghiệm nội bộ và điều chỉnh qua nhiều vòng trước khi phát hành chính thức. Cách đặt câu hỏi ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đời thường, thân thiện với cộng đồng UX Việt Nam để tăng khả năng hiểu đúng và giảm sai lệch trong câu trả lời.
1.3 Dạng câu hỏi khảo sát
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn nhằm phân loại đặc điểm công việc và hành vi điển hình;
Câu hỏi thang đo Likert để người tham gia tự đánh giá mức độ tham gia, mức độ đồng thuận hoặc tần suất thực hiện các hoạt động cụ thể;
Câu hỏi mở được sử dụng nhằm khai thác thêm chiều sâu của trải nghiệm cá nhân, các khó khăn thực tế và góc nhìn phản biện mà các hình thức trắc nghiệm không thể hiện được.
2. Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu
2.1 Xây dựng chủ đề phỏng vấn
Song song với khảo sát định lượng, nhóm nghiên cứu thực hiện khoảng 20 buổi phỏng vấn chuyên sâu với các Product Designer đang làm nghề tại nhiều loại hình công ty khác nhau. Mỗi buổi phỏng vấn tập trung vào một chủ đề cụ thể, được nhóm tự xây dựng theo hướng đi sâu vào từng phần trong hành trình làm thiết kế – ví dụ như:
Quy trình research của Product Designer
Designer nhận task như thế nào trong team?
Designer ở công ty startup ôm những vai gì?
Design Ops và vai trò xây dựng quy trình trong team thiết kế
2.2 Hình thức phỏng vấn
Các buổi phỏng vấn được thực hiện dưới hình thức moderated discussion bán cấu trúc, với không khí thoải mái, tập trung vào việc lắng nghe trải nghiệm cá nhân và mở rộng góc nhìn chứ không nhằm xác nhận giả thuyết sẵn có.
1.3 Dạng câu hỏi khảo sát
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn nhằm phân loại đặc điểm công việc và hành vi điển hình;
Câu hỏi thang đo Likert để người tham gia tự đánh giá mức độ tham gia, mức độ đồng thuận hoặc tần suất thực hiện các hoạt động cụ thể;
Câu hỏi mở được sử dụng nhằm khai thác thêm chiều sâu của trải nghiệm cá nhân, các khó khăn thực tế và góc nhìn phản biện mà các hình thức trắc nghiệm không thể hiện được.
IIi. phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Xác định tổng thể mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu định lượng (bảng khảo sát): nhóm Product Designer tại Việt Nam, độ tuổi từ 20–35, đang ở giai đoạn đã có kinh nghiệm thực tế, hiểu sâu về vai trò thiết kế trong phát triển sản phẩm và định hình rõ ràng định hướng nghề nghiệp. Nhóm này thường xuyên tham gia vào các quy trình làm việc liên chức năng và nhiều giai đoạn trong vòng đời sản phẩm, từ khám phá nhu cầu đến bàn giao kỹ thuật.
Nghiên cứu định tính (in-depth interview): các chuyên gia đang làm nghề hoặc giảng dạy trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, UX, hoặc quản lý sản phẩm tại Việt Nam – những người có thể đưa ra cái nhìn tổng quan, phản biện và mang tính hệ thống về sự phát triển của ngành cũng như bức tranh thiết kế trong các tổ chức hiện nay.
Xác định phương pháp lấy mẫu:
Phương pháp lấy mẫu được áp dụng là lấy mẫu có điều kiện: Các cá nhân tham gia khảo sát bắt buộc phải xác nhận đang làm việc trong vai trò liên quan đến thiết kế sản phẩm số (UI/UX, Product Design, v.v.) hoặc đã làm việc trong 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm làm khảo sát để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Hình thức tổ chức:
Chúng tôi cũng tổ chức các buổi thảo luận nhóm có người điều phối (moderated focus group) để thu thập dữ liệu định tính nhằm làm rõ và bổ sung chiều sâu cho các phát hiện từ khảo sát định lượng. Các nhóm được lựa chọn có chủ đích nhằm đảm bảo sự đa dạng về kinh nghiệm, vị trí công việc (junior, senior, lead), loại hình công ty (product, service, outsource).
2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo ngành, bài viết chuyên môn, và số liệu công khai từ cộng đồng UX Foundation, Vietnam UX/UI Career Report và nền tảng tuyển dụng.
Dữ liệu sơ cấp: Tổ chức các buổi thảo luận nhóm có người điều phối (moderated focus group) bao gồm các Product Designer đang làm việc tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng tổ chức phỏng vấn sâu với thời lượng 30-40 phút để khai thác thêm chiều sâu và bối cảnh thực tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng ba phương pháp chính:
Phân tích lý thuyết định hướng: Xây dựng câu hỏi dựa trên quan sát thực tiễn và kinh nghiệm chuyên môn, không dựa trên mô hình sẵn có.
Định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu và focus group với Product Designer để bổ sung góc nhìn và chiều sâu.
Định lượng mô tả: Thu thập dữ liệu qua khảo sát online, phân tích bằng thống kê mô tả (tần suất, tỷ lệ, đối chiếu theo nhóm), không sử dụng mô hình hồi quy hay kiểm định.
4. Quy trình nghiên cứu
Khảo sát định lượng được thực hiện theo hình thức buổi khảo sát có điều phối (moderated survey), nhằm đảm bảo người tham gia hiểu đúng ngữ cảnh và cách trả lời từng phần trong bảng hỏi. Cụ thể, các buổi khảo sát được tổ chức qua Google Meet, với quy trình như sau:
Mỗi buổi có khoảng 10-20 người tham gia;
Sau phần giới thiệu chung, người tham gia được chia vào các breakout room riêng, mỗi người một phòng;
Trong khoảng 30–40 phút, từng người tự làm khảo sát dưới sự hỗ trợ (nếu cần) từ thành viên điều phối;
Sau khi hoàn thành, mọi người quay lại phòng chung để thảo luận nhóm trong khoảng 30 phút, nhằm thảo luận, chia sẻ quan điểm về một chủ đề có sẵn được nhóm nghiên cứu chuẩn bị.
5. Mô tả nghiên cứu định lượng chính thức
Số lượng mẫu: 243 người trả lời hợp lệ
Hình thức khảo sát: Trực tuyến
Tiêu chí lọc mẫu: Đang làm trong lĩnh vực Product Design (bao gồm cả UI/UX Designer, Product Designer, Design Lead…)
Công cụ xử lý: Google Sheets, phân tích thủ công
Thời gian khảo sát: Trong tháng 2–5 năm 2025