Healing & Mindset

Có nên chuyển ngành ở thời điểm hiện tại?

🕔 26 thg 12, 2024

🧑‍🎓 Ông Giáo, Khánh Đàm

Thông tin chung

Bài viết này được trích và chỉnh sửa dựa trên câu trả lời của Chung - Founder của UX Foundation cho câu hỏi “Mình không biết liệu thực sự ngoài kia có những người cũng muộn mới nhảy ngành sang UI UX giống mình không và cuộc sống họ như thế nào, liệu họ có thấy hối hận không ạ?”

Link bài viết gốc tại đây!

Chào bạn,

Mình sẽ chia sẻ thêm góc nhìn của mình dựa trên kinh nghiệm của một người sống lâu trong ngành và có điều kiện để được tiếp xúc thường xuyên với nhiều bạn trẻ. Mình phần nào hiểu được cảm giác của bạn.

Để chia sẻ được tổng quan, mình sẽ chia ra làm vài ý chính:

  1. Bối cảnh vài năm trước

  2. Bối cảnh bây giờ

  3. Về việc chuyển ngành

  4. Cơ hội

Chapter 01

Bối cảnh vài năm trước

Chapter 01

Bối cảnh vài năm trước

Khoảng 5-10 năm trước, ngành này khá trend. Trend đi lên do sự phát triển chung của công nghệ thông tin, các công ty lớn nhỏ có nhu cầu làm sản phẩm số, chuyển đổi số, start-up công nghệ,... Nguồn cung lao động trong khoảng thời gian đó chưa có nhiều, do ngành còn mới mà.

Theo cung cầu như vậy, giá của UI/UX Designer cũng lên khá cao và dễ “bán”. Lương cỡ $1000 trở lên khá nhiều, thậm chí chỉ cần kỹ năng tương đối bình thường. Nói nôm ra giai đoạn trước là lương cao, tìm việc dễ, đòi hỏi bình thường.

Trong một đợt, mình làm một nghiên cứu nhỏ về lý do của việc chọn ngành học, có mấy lý do chính (không phải toàn bộ) sau đây:

  • Chọn ngành vì thấy tương lai dễ tìm việc và lương cao

  • Chọn ngành vì kế thừa truyền thống gia đình

  • Chọn ngành vì xu hướng xã hội

Và theo một lẽ tự nhiên, khi ngành UI/UX cũng khá hot thì nhiều người theo học. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới bối cảnh của hiện tại.

Chapter 02

Bối cảnh của hiện tại

Chapter 02

Bối cảnh của hiện tại

Đợt sau đại dịch, chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến việc các công ty Tech sa thải nhân sự hàng loạt. Một phần vì đợt dịch cách ly, nên công nghệ lại lên ngôi, các công ty đã chi quá nhiều tiền cho nhân sự. Một phần vì sau đó, kinh tế suy thoái nên các công ty lớn nhỏ buộc phải cắt giảm những chi phí không cần thiết.

Thêm nữa, với sự thay đổi chóng mặt của AI, các doanh nghiệp cũng tìm nhiều cách để dùng AI tối ưu hiệu suất làm việc - nói một cách khác là làm sao cắt được nhiều nhân sự mà vẫn làm được việc, thậm chí là làm tốt hơn.

2 yếu tố quan trọng liên quan đến bối cảnh vài năm trước đó là:

  • Lương của nhiều người giai đoạn trước cao quá - mà kỹ năng chưa chắc đã có, đặc biệt dễ bị ỳ trước sự cập nhật của công cụ/công nghệ ra mắt liên tục.

  • Nguồn cung nhân sự cho giai đoạn hiện tại cũng nhiều, không còn khan hiếm như trước - các bạn càng trẻ lại càng năng động hơn và năng lực cũng khá hơn.

Bạn cứ tưởng tượng, cùng một số tiền mình trả cho các bạn thế hệ trước, làm được lượng công việc 100 điểm chả hạn, thì giờ số tiền đó mình tuyển được 2 bạn có thể làm được 200, thậm chí 300 điểm. Theo bạn, đầu tuyển dụng sẽ nghĩ gì?

Không phải ai đi làm nhiều năm cũng là nhiều kinh nghiệm, đôi khi chỉ là lặp lại một vài kinh nghiệm rất nhiều lần thôi.

Tất cả các yếu tố đó dẫn đến kết quả là: Mức độ cạnh tranh tăng, mặt bằng lương thấp hơn, kỹ năng đòi hỏi phải nhiều hơn. Chắc đây cũng là lý do bạn nhận được những lời khuyên phũ phàng như vậy.

Nhưng đâu đó, sự khó khăn này cũng có nhiều mặt sáng của nó, như là:

  • Đòi hỏi cao hơn tức là chất lượng đang phát triển. Xét trên mặt bằng chung nhân sự, mình thấy các bạn bây giờ giỏi hơn thế hệ của mình nhiều.

  • Sự thay đổi liên tục cũng tạo ra nhiều cơ hội mới. Nếu mọi thứ cứ đều đều thì người mới làm gì có cơ hội trở nên đặc biệt hơn được.

Vậy giờ, những người mới như bạn sẽ có cơ hội gì trong bức tranh này?

Chapter 03

Về việc chuyển ngành

Chapter 03

Về việc chuyển ngành

Vẫn trong nghiên cứu của bọn mình về việc lựa chọn ngành, giai đoạn của bạn bây giờ được bọn mình gọi là "Khủng hoảng tuổi 25". Khủng hoảng của những người đã học được cái nghề gì đó, đã đi làm vài năm và mới nhận ra một cách sâu sắc hơn: "F*ck, đây đếu phải việc mình muốn làm!". Đấy là động lực để chuyển ngành, nhưng cũng có một vài rào cản, chia thành các giai đoạn thế này:

  • Không biết: "Biết là mình chán ghét công việc hiện tại, nhưng yêu thích công việc gì khác thì cũng chả biết, thôi cứ làm tạm qua ngày."

  • Không dám: "Đang làm chán thế này nhưng ít ra cũng có tiền đủ sống, mình cũng biết biết mình thích gì rồi, nhưng sang công việc mới chắc gì xin được việc, nhiều rủi ro quá, thôi cứ dần dần tính."

  • Không thể: "Giờ một tháng còn nhiều việc phải chi tiêu, nhiều trách nghiệm cần đến tiền, đặc biệt là khi có con rồi. Có biết rõ mình thích gì cũng chịu thôi, thân bất do kỷ"

Bạn thấy mình rơi vào giai đoạn nào? Theo chia sẻ của bạn thì có lẽ là giai đoạn "Không dám". Chúc mừng bạn, đó là giai đoạn dễ giải quyết nhất trong 3 giai đoạn, bởi vì:

  • Nếu "Không biết" đích đến, thì làm gì biết đường đi. Không biết cụ thể mình muốn gì đồng nghĩa với cũng không có động lực để hành động một cách mạnh mẽ.

  • Nếu "không thể" thì rõ ràng là khó, thân bất do kỷ rồi thì cứ chờ may mắn xảy ra thôi.

Mình không nói vượt qua giai đoạn "Không dám" là đơn giản, nhưng so sánh với 2 giai đoạn kia thì rõ ràng là dễ hơn rồi.

Nếu muốn vượt qua giai đoạn này, hãy tập trung vào những điểm bạn có thể làm thay vì ngồi nhìn cuộc sống ảm đạm.

Chapter 04

Cơ hội

Chapter 04

Cơ hội

Mặt bằng chung, cơ hội là thấp, nhưng không đến nỗi không có. Chiến lược chung nên là:

  • Kế thừa tối đa thế mạnh hiện tại đang có của mình, từ đó học những kỹ năng chuyển giao.

  • Nên học ngược, học từ ngọn trước để làm được mấy việc cho ra kết quả nhanh đã, mấy cái tư duy hay phương pháp dần dần bổ xung sau.

  • Nên học những thứ mà giờ chưa nhiều người mạnh, vì nếu cũng có những kỹ năng chung chung như mọi người thì bạn sẽ bị 10.000 người khác có kỹ năng như vậy nhưng lại kinh nghiệm hơn cạnh tranh.

Vì bạn có background về Marketing, có thể biến chiến lượng này thành các hành động cụ thể. Một trong số đó có thể là: Học làm một website bán hàng hiệu quả.

Đội Design hay ngồi vẽ Figma thôi, nhưng nếu bạn là người có thể End-to-end, tức tạo được một website với các hình ảnh, nội dung, cách vận hành... bán được hàng tốt thì sao? Bạn thấy background của mình có giúp bạn có lợi thế hơn với các Designer khác không? Trong trường hợp này, bạn có thể học về công cụ Shopify, GemPages, Webflow, Framer, học thêm mấy tool tích hợp form, thanh toán... về tư duy thì học về Conversion Design...

Mặt bằng chung, cơ hội là thấp, nhưng không đến nỗi không có. Chiến lược chung nên là:

  • Kế thừa tối đa thế mạnh hiện tại đang có của mình, từ đó học những kỹ năng chuyển giao.

  • Nên học ngược, học từ ngọn trước để làm được mấy việc cho ra kết quả nhanh đã, mấy cái tư duy hay phương pháp dần dần bổ xung sau.

  • Nên học những thứ mà giờ chưa nhiều người mạnh, vì nếu cũng có những kỹ năng chung chung như mọi người thì bạn sẽ bị 10.000 người khác có kỹ năng như vậy nhưng lại kinh nghiệm hơn cạnh tranh.

Vì bạn có background về Marketing, có thể biến chiến lượng này thành các hành động cụ thể. Một trong số đó có thể là: Học làm một website bán hàng hiệu quả.

Đội Design hay ngồi vẽ Figma thôi, nhưng nếu bạn là người có thể End-to-end, tức tạo được một website với các hình ảnh, nội dung, cách vận hành... bán được hàng tốt thì sao? Bạn thấy background của mình có giúp bạn có lợi thế hơn với các Designer khác không? Trong trường hợp này, bạn có thể học về công cụ Shopify, GemPages, Webflow, Framer, học thêm mấy tool tích hợp form, thanh toán... về tư duy thì học về Conversion Design...

Lời nhắn

Tất nhiên đây chỉ là một ví dụ về một vài hành động cụ thể, mình nghĩ sẽ có nhiều cơ hội khác.

Hi vọng bạn sẽ hữu duyên tìm ra được con đường của mình, chúc bạn may mắn.

Chung.

Copyright © 2023 UX Foundation. All Rights Reserved

Copyright © 2023 UX Foundation. All Rights Reserved

Copyright © 2023 UX Foundation. All Rights Reserved

Trang chủ
Về chúng tôi
Danh sách khóa học

UI Foundation

For Start 🐣

Psychology in UX Design

For Growth 🦊

UX Foundation

For Everyone 🦁

🏃‍♂️ Tìm lối thoát