Recap

UXVN 2018 - Phần 2: Xu hướng, chiến lược, data-driven design

🕔 8 thg 9, 2018

🧑‍🎓 Nguyễn Vương Chung

Cảm nhận cá nhân

UX Vietnam Festival 2018 được tổ chức bởi UX Vietnam Community, nhóm Facebook là UX Practitioner Vietnam, Founder là anh Thai Lam. Trong 2 ngày 13 và 14/1/2019, nhóm đã tổ chức thành công festival chuyên về UX, gồm 2 phần chính: workshop và conference. Mình đã có một bài viết tóm tắt về nội dung buổi workshop, mọi người quan tâm có thể đọc tại: Phần 1

Buổi conference ngày thứ 2 bao gồm 7 topics và 1 phần discussion, bao gồm:

Poon Wen Ang — Design Director @Aleph-labs Singapore


Trong phần của mình, Poon nói về các xu hướng của thiết kế năm 2019. Xu hướng đầu tiên, a cho rằng đó là:

1- Design system

Sau sự ra đời của Google Material Design, rât nhiều thương hiệu khác cũng đã xây dựng cho mình những bộ Design System riêng, có thể để đến như Carbon design system — IBM, Ant Design… Giá trị của design system ở chỗ nó sẽ giúp chúng thiết kế “Consistent, Fast, Efficient” hơn. Không đơn thuần là một bản style guide, design system giúp đảm bảo tính đồng nhất trong thiết kế cho dù có nhiều team cùng tham gia phát triển. Tính kế thừa của design system cũng giúp chúng ta thiết kế một lần, áp dụng nhiều lần. Đồng thời giúp chúng ta visual nhanh hơn, tập trung được nhiều thời gian vào giai đoạn ý tưởng.

Dành cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về design system, anh Trí Tâm đã có một bài tổng hợp khá đầy đủ để trả lời cho các câu hỏi:

Ngoài ra, UXPin cũng có một phần tổng hợp các design system nổi tiếng trên thế giới, đây có lẽ là một nguồn nghiên cứu ko thể bỏ qua khi bạn muốn tự tay xây dựng lên một hệ thống design system.

2- Normalization of design

Anh dẫn chứng về sự giống nhau của nhiều lĩnh vực thiết kế khác nhau, từ sự giống nhau của các thương hiệu thời gian lớn cho tới sản phẩm của các website thiết kế như Dribbble, Behance… mọi thứ đang dần dần trở nên giống nhau.


Logo mới của các thương hiệu thời trang càng ngày càng giống nhau


Trong phạm vi UX, anh dự đoán ngày càng có nhiều giải pháp thiết kế sẽ bắt đầu giống nhau, bản sắc và thương hiệu bị mất, cách thức tương tác của người dùng dần chuẩn mực hóa thành thói quen và họ rất dễ đào thải những trải nghiệm không tuân theo thói quen sử dụng đó. Theo anh, công thức để bứt phá trong bối cảnh như vậy là “Uniqueness: Fresh strategies, big ideas, visual execution is king” — Tính độc đáo: Chiến lược mới, ý tưởng lớn, trực quan.

Normalization of design cũng thể hiện rõ trong thiết kế ở Việt Nam, ví dụ như trải nghiệm na ná nhau của tất cả các trang thương mại điện tử hay là giữa các ứng dụng đặt xe. Nếu chúng ta sử dụng được Uber thì rất đơn giản để làm quen với Grab, Be hay Go Viet. Nhiều người cho rằng design đang chết đi do sự giống nhau này, cá nhân mình lại suy nghĩ tích cực hơn. Đó là design ngày càng tập trung vào người dùng muốn gì, thay vì là chúng tôi có gì. Khi tập trung vào những điều khách hàng muốn, giúp họ có sự thuận tiện khi sử dụng thì các sản phẩm đã phải hi sinh nhiều cá tính riêng của mình. Điều này rất phù hợp với tư duy thiết kế mình theo đuổi human centered design. Giữa những sự giống nhau đó, để tạo được sự “Same same but different” đòi hỏi các designer phải tập trung hơn vào những điều khách hàng muốn để đem lại giá trị lớn hơn cho họ khi sử dụng — chứ không phải tập trung trong sự khác biệt về mặt hình thức.

3- Return of the Multi-disciplinary

Ở phần này, Poon dẫn chứng về Leonardo da Vinci, ngoài là một họa sỹ nổi tiếng ông còn là một nhà khoa học, nhà thực vật học, kiến trúc sư và cả kỹ sư. Bruce Lee không chỉ là một diễn viên, anh còn được biết tới trong vai trò của một đạo diễn, võ sư đồng thời cũng là một triết gia. Tương tự như vậy trong ngành UX, để làm tốt vai trò của mình thì người làm UX cũng đòi hỏi rất nhiều nền tảng kỹ năng khác nhau, ví dụ như:


Các kỹ năng cần thiết của người làm UX Research (Màu đỏ) và UX Master (Toàn bộ)


Vậy nên, lời khuyên của anh là hãy học sâu nhiều thứ thay vì một thứ, giờ chúng ta đã có quá nhiều sự cạnh tranh. Đây là điều cần thiết nếu muốn phát triển trong ngành UX nói riêng và trong thị trường lao động nói chung.

Điều này cũng giống với chia sẻ của anh Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch MVV Group. Trong một lần nói chuyện, anh đã nói đã qua thời của T shaped model, chúng ta cần phát triển theo M shaped model. Vất vả hơn, cạnh tranh hơn.

Về sự phát triển trong ngành UX, mình cũng đã viết một bài về: Các vị trí trong quy trình UX. Bài viết chỉ ra một vài nền tảng chúng ta có thể lựa chọn để phát triển trong lĩnh vực này.

Ý kiến cá nhân về xu hướng thiết kế 2019

Mình cũng là người thường research và để ý các xu hướng thiết kế thay đổi thế nào. Mình có viết cụ thể hơn về xu hướng digital 2019 trong ấn phẩm “Visualized Marketing Trend — Look back 2018 & Forecast 2019” — Bond Vietnam

Tóm tắt lại thì có 4 nhóm xu hướng lớn:

  • Xu hướng thay đổi về các thức tương tác của khách hàng

  • Xu hướng thay đổi về công nghệ thay đổi cách chúng ta thiết kế

  • Xu hướng về cách phát triển App

  • Xu hướng về việc sử dụng hình ảnh trong phạm vi digital

Chapter 01

The cost of not having a UX Strategy in the company — Paul Farla

Chapter 01

The cost of not having a UX Strategy in the company — Paul Farla

Ở phần này mình sẽ giới thiệu thêm một chút về diễn giả. Paul Farla đang giữ vai trò là Senior Vice President Service Design — Siam Commercial Bank (Ngân hàng đầu tiên của Thái Lan). Ban đầu đọc giới thiệu là SVP mình còn không biết là chức vụ gì, lúc nghe Paul nói mới biết.

Trong phần của mình, a nói nếu không có một chiến lược UX các công ty sẽ “Build. Rebuild. Rebuild. Frustration. Loss of talent. Poor product. Unhappy business. Wasted time, money, resources.” Nói chung là lãng phí! Vậy thì làm sao để áp dụng UX strategy được vào tổ chức của bạn? — Đây mới là phần chính trong phần chia sẻ của Paul.


What is Strategy? — Paul Farla  


Đầu tiên, UX phải tạo được sức ảnh hưởng của mình đến kinh doanh, nếu bộ phận của bạn không tạo được ảnh hưởng gì, có lẽ bộ phận đó chả quan trọng, và chả quan trọng thì chả cần tới chiến lược làm gì.

Trong công việc, đội ngũ UX làm với với nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có sự quan tâm riêng

  • Business: I want $

  • PM: I want to deliver

  • CX: I want less customer calls and complaints

  • UX: I want to create delight

  • Tech: I need to keep my team busy

  • Business: I want $ (again)

Paul đưa ra lời khuyên rằng, đừng cố thuyết phục các phòng ban về UX. Hãy coi họ như user, hiểu mối quan tâm của họ, biến UX thành một phần trong giải pháp mà họ cần.


Nguồn Inuse.se

Anh cũng giới thiệu về UX Maturity Model để giúp bạn biến UX từ Zero to Hero trong tổ chức của bạn.

Chỉ khi công ty của bạn hiểu về UX cũng như mức độ quan trọng của nó, mỗi bộ phận thấy mình có một phần lợi ích, một phần trách nghiệm trong đó thì UX strategy mới có thể xây dựng và triển khai được hiệu quả.

Chapter 02

How to be a good storyteller by data-driven design — Aldrich Huang

Chapter 02

How to be a good storyteller by data-driven design — Aldrich Huang

Trong số các diễn giả mình đặc biệt thích Aldrich và Wendy. Aldrich hiện là CEO and co-founder of UXTesting. Trước đây anh là một luật sư và đã quyết định chuyển sang lĩnh vực UX. Qua cách anh trình bày, mình đoán Aldrich không phải một UX Designer, anh giống Sale Man chuyên đi bán các giải pháp UX hơn.  


Bên trái Aldrich Huang  


Trong phạm vi công việc của mình tại Bond Vietnam, dưới vai trò là Digital Design Leader, mình tham gia vào khâu ideate và proposal của toàn bộ các dự án digital. Mình hiểu vai trò của data-driven design, nó sẽ giúp bạn bảo vệ được thiết kế của mình, giúp bạn nói cho khách hàng biết “Tại sao chúng tôi lại thiết kế như vậy?”. Về mặt cá nhân, data-driven design giúp cho mình thực sự thấy công việc design đầy giá trị, giúp mình yêu nghề hơn.

Đúng như tên của topic này, Aldrich dùng rất nhiều số liệu để chứng minh cho luận điểm của mình và đưa nhiều ví dụ về việc có dữ liệu thì khác biệt thế nào với không có dữ liệu. Ví dụ như trong case đề xuất thiết kế lại App:

  • Nếu không có dữ liệu: “Trải nghiệm của ứng dụng này không tốt. Tôi nghĩ chúng ta có thể thiết kế lại logo và quy trình on-boarding để tạo cảm giác thân thiện hơn.”

  • Nếu có dữ liệu: “Trong quá trình phỏng vấn khách hàng, có 4/10 khách hàng thể hiện sự tiêu cực trong vòng 40% thời gian sử dụng ứng dụng của chúng ta. Đặc biệt có 2 nhận xét đáng chú ý, đầu tiên là “Tôi không thể tìm thấy nút đăng ký nhanh, và tôi không đủ kiên nhẫn để tiếp tục sử dụng”, nhận xét đáng chú ý thứ 2 là “Tôi thà sử dụng các dịch vụ khác để kiểm tra giá vì tôi thường sử dụng loại ứng dụng này khi tôi đi đến văn phòng.


Trong 2 trường hợp, bạn thấy cách nói nào thuyết phục và cuốn hút hơn?

Mình sẽ trích dẫn thêm một vài câu chuyện được kể qua slide của Aldrich, mình nghĩ bản thân nó đã đủ hấp dẫn rồi nên sẽ không bình luận gì thêm.


Anh cũng có viết một bài chia sẻ chung về sự kiện Vietnam UX Festival và nói thêm về phần trình bày của mình trên Medium, mọi người có thể đọc thêm. 

Chapter 03

Tổng kết

Chapter 03

Tổng kết

Mình định viết thêm topic nữa trong bài này nhưng có lẽ hơi dài nên lại để dành cho phần 3 sẽ viết tiếp. Mình có các slide của sự kiện nhưng sẽ không chia sẻ cho bạn bè, mọi người thông cảm. Mục đích là mình muốn bảo vệ UX Community. Slide là một tài liệu premium mà khi bạn tham gia vào cộng đồng thì sẽ được truy cập. Nên ai quan tâm thì mình khuyến khích nên tham gia các sự kiện tiếp theo của https://www.uxvn.org/.

Cảm ơn mọi người đã đọc!

Chung.

Copyright © 2023 UX Foundation. All Rights Reserved

Copyright © 2023 UX Foundation. All Rights Reserved

Copyright © 2023 UX Foundation. All Rights Reserved

Trang chủ
Về chúng tôi
Danh sách khóa học

UI Foundation

For Start 🐣

Psychology in UX Design

For Growth 🦊

UX Foundation

For Everyone 🦁

🏃‍♂️ Tìm lối thoát