Recap
UXVN 2018 - Phần 1: Design Sprint 2.0, Remote Testing, Inclusive Design
🕔 8 thg 9, 2018
🧑🎓 Nguyễn Vương Chung
UX Vietnam Festival là một chương trình do UXVN tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần từ 2018.
Festival 2018 mời được các Speaker rất giỏi, nhiều Speaker từ Úc, Mỹ, Sing, Đài bay về Việt Nam cho sự kiện này xong đó lại quay về nước. Trong số diễn giả Việt Nam cũng có nhiều thần tượng trong ngành của mình đã follow từ lâu mà giờ mới gặp như anh Ngọc Hiếu, anh Mos Đặng…
Speaker: Christopher Nguyen & Bryant Castro — WIZELINE
Design sprint là một quy trình làm việc được giới thiệu là “Make the product faster and better”. Đây là quy trình được áp dụng tại Google và nhiều công ty khác. Quy trình của Design Sprint bao gồm 5 bước lớn: Map — Sketch — Decide — Prototype — Test, mỗi bước tiến hành trong 1 ngày, 1 tuần là xong 1 sprint.
Nguồn Charity Digital News
Map — Xác định long-term goal, xác định thử thách và lập mục tiêu cho sprint đó
Sketch — Critical thinking đánh giá các ý tưởng hiện có (của tuần trước đó) để cải thiện, sketch ra các giải pháp mới
Decide — Tiếp tục sử dụng critical thinking để chọn phương án tốt nhất, phát triển storyboard cho giải pháp đó
Prototype — Tạo prototype từ storyboard đã được phát triển
Test — Interview khách hàng và đánh giá phản ứng của họ với bản prototype, tổng kết những điều học được trong sprint này
Tóm tắt là là vậy, chi tiết hơn thì nhiều thứ thú vị trong mỗi phần, mọi người có thể xem video mình để bên dưới. Design sprint 2.0 được ra đời để giải quyết những hạn chế cho bản đầu tiên khi mà Experts cần dành toàn bộ 5 ngày full time, còn với bản 2.0 thì chủ yếu chỉ cần 2 ngày đầu.
Một lợi ích khi áp dụng design sprint là fail-fast. Nếu ý tưởng trong sprint đó không đem lại được kết quả khả quan thì cũng chỉ mất 1 tuần.
Design sprint có cả sách hướng dẫn, mọi người có thể mua trên Amazon. Ngoài ra The Futur cũng có 2 video hướng dẫn, trong mỗi step đều giải thích về lý do tại sao lại triển khai như vậy, đồng thời có nhiều tip & trick thú vị.
Speaker: Kuldeep Kulshreshtha — Co-founder @ UXArmy
Bác này người Ấn, làm việc tại Singapore. Hôm ấy bên cạnh có công trường làm việc nữa nên thực ra mình cũng không nghe được nhiều. Nội dung của buổi này nói về cách sử dụng Tool của bác ấy để tiến hành Remote user testing.
Nguồn UXArmy
UX Army cho phép test cả bản Prototype (marvel, xd…), test bản Website, iOs và Android. Với prototype và website thì có thể test cả những bản không phải của mình, chỉ cần có URL là được. Chúng ta có thể tạo các kịch bản test, tạo các task cần hoàn thành. Kết quả test trả về thống kê ra 1 bản dashboard để biết được mức độ hoàn thành, thời gian hoàn thành, sai ở đâu đúng ở đâu, feedback thế nào… Theo bác ấy nói thì Tool cũng report cả về heatmap sử dụng, có điều mình không hiểu sao ra được heatmap, mình đoán đó là clickmap. Ngoài ra trong phần report có cả video màn hình sử dụng của tester, chúng ta cũng có cơ sở hơn trong việc phân tích hành vi sử dụng.Về tool sử dụng thì khá ổn, có điều là giới hạn chỉ gửi được cho 5 testers/ 1 project. Số lượng như vậy cũng rất tốt với một tool free rồi, vì với 5 người test thì chúng ta đã có thể tìm ra được tới 80% số lỗi mắc phải.
Tool kiếm tiền từ việc cung cấp tester, $20 1 người. Có thể filter các tester theo nhiều tiêu chí khác nhau, với nhiều filter khó như kiểu Director của các công ty trên 500 người thì chi phí $20/người khá là hợp lý
Nguồn UXArmy
Speaker: Art Director @Aleph-labs.com
Nội dung chủ yếu của buổi workshop thứ 3 này nói về phương pháp empathy. Gần đây empathy được sử dụng như một buzzword trong ngành UX và thiết kế sản phẩm. Để biết về lý thuyết thì nhiều nơi chia sẻ. Điểm thú vị của workshop này là phương pháp được sử dụng để mọi người có thể cảm thấy nếu empathy được thì khác biệt trong góc nhìn sẽ lớn thế nào.
Phương pháp sử dụng kính VR và App Eyeware. Mọi người có thể tùy chọn các bệnh về mắt như viên võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… khi nhìn qua kính VR chúng ta sẽ hiểu được góc nhìn của những người mắc bệnh là như thế nào.
Nguồn Eye Health
So với việc bình thường mình làm empathy map thì trải nghiệm này giúp mình hiểu thêm rằng empathy quả thực rất khó, để cảm nhận từ góc nhìn người khác, đau nỗi đau của người khác không phải học về phương pháp là có thể làm được. Học phương pháp chưa chắc đã làm được, nhưng không học về phương pháp thì chắc chắn không làm được!
Theo nội dung workshop của Aleph thì để đưa ra một Thiết kế toàn diện (Inclusive design) thì cần trải qua 3 bước lớn: Thấu cảm (Empatize) — Nhận thức (Understand) — Solve (Giải quyết). Những bước này khá quen thuộc trong design thinking, tuy tên gọi có thể khác nhau đôi chút. Dành cho ai muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này thì mình recommend Design Thinking Handbook được đăng trên Designbetter.Co. Trong link này cũng có nhiều podcast khác về design
Có nhiều điều thú vị tại buổi workshop lần này mà trong phạm vi bài viết mình không diễn tả được. Không khí chung của cả một ngày dài hôm đó (tuy trời khá nóng & ồn) nhưng mọi người tham dự vẫn rất active tới tận cuối cùng.
Mình sẽ tiếp tục review các topic trong buổi conference trong các bài sắp tới, cá nhân mình thì thấy buổi conference thu được nhiều điểm thú vị hơn.
Cám ơn ban tổ chức!