Recap

UXVN 2018 - Phần 3: Lộ trình sự nghiệp

🕔 8 thg 9, 2018

🧑‍🎓 Nguyễn Vương Chung

Chapter 01

Thông tin chung

Chapter 01

Thông tin chung

Chapter 01

Thông tin chung

Khi research để viết bài này, mình có tìm được một câu quote khá ngầu:

If you want to be successful, it’s just this simple. Know what are you doing. Love what you are doing. And believe in what you are doing - Will Rogers

Chà, nói về thành công à? Lại còn tình yêu và đam mê nữa chứ! Nghe có vẻ vừa cao vừa xa, trưa nay ăn gì còn không rõ, làm sao mà biết được mình đam mê cái gì kia chứ!

Nếu bạn nào hỏi mình đam mê gì, mình cũng chả rõ! Mình cũng đang như bao người, đi tìm kiếm đam mê của mình. Mà oái oăm, đam mê lại còn rất định tính nữa, mông lung như một trò đùa. Thôi, cứ bắt đầu cái gì định lượng được cho nó dễ cái đã!

Bài này mình sẽ viết về phần có thể định lượng được: Know what are you doing thông qua 2 topics trong sự kiện UXVN 2018:

  • My path on becoming an UX experts and my tips for UX designers — Ngoc Hieu

  • Designing your UX career — Jon Deragon

Chapter 01

Designing your Ux Career - Jon Degaron

Chapter 01

Designing your Ux Career - Jon Degaron

Bác Jon Degaron cũng bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng sự thay đổi. Những sự thay đổi đáng kinh ngạc chỉ trong vòng vài thập kỷ gần đây. Mình sẽ trích ra 3 ví dụ:  


Sự thay đổi của siêu thị


Sự thay đổi trong lĩnh vực vận tải


Sự thay đổi trong lĩnh vực âm nhạc


Rất nhiều ví dụ trong cuộc sống hàng ngày đang chứng minh cho sự thay đổi này. Hãy nhìn vào sự thay đổi chóng mặt của điên thoại và cách chúng ta giao tiếp trong 20 năm trở lại đây. Những gì từng là biểu tượng thành công một thời thì thay hoặc là chọn cách cải tiến để thích nghi hoặc là đã bị thay thế hoàn toàn bằng những sản phẩm khác. (Như Nokia)

Trong lĩnh vực Design, điều gì đang thay đổi? Theo bác Jon, có 2 điều rất đáng quan tâm:


Bạn có nghĩ robots sẽ thay thế công việc của chúng ta không?

Các quy định về ngôn ngữ thiết kế đã được quy định và đang educate người dùng từng ngày. Cách thức tương tác dần trở thành thói quen có thể tính toán được. Các UI Designer sẽ có khả năng dần bị thay thế bởi robot nếu chỉ thuần công việc visual. Giờ đã có nhiều công cụ được phát triển để đi thẳng từ wireframe ra bản dev front-end ví dụ như UI Zard

UI vẫn là một công việc quan trọng, là đầu ra cho thiết kế của chúng ta, Tuy nhiên nếu không thay đổi để trở nên thực sự đặc biệt thì có lẽ sẽ không còn nhiều đất để đem lại value đủ lớn. Gần đây trong cộng đồng UI UX design có xu hướng về một thuật ngữ mới: Product Design / Digital Product Design. Đây có lẽ là một bước đi phù hợp tiếp theo cho các bạn muốn tiếp tục theo đuổi con đường này với nền tảng đi lên từ UI Design. Tham khảo bài viết của anh Phowr để hiểu rõ hơn những điều gì cần phải làm ở vị trí này và đâu là mũi nhọn để biến những ai theo đuổi có thể trở thành specialist: Link bài viết

Jon cũng xây dựng một danh sách các câu hỏi mang tính khai vấn để chúng ta có thể tự trả lời, bạn hãy thử trả lời xem sao.

  • Bạn muốn trở thành một-ai-đấy hay một chuyên gia?

  • Bạn muốn trở thành chuyên gia biết tất-cả-mọi-thứ hay chuyên gia của một vấn đề cụ thể?

  • Khi nào nên làm cho một công ty in-house, agency, công ty product?

  • Tôi nên làm việc một mình hay tham gia vào một nhóm?

  • Lĩnh vực nào đang cần người?

  • Tôi nên xây dựng một design brand mới hay xây dựng thương hiệu cá nhân?

  • Những chi tiết nhỏ nào tôi có thể tạo ra mà có thể tạo được tác động mạnh?

  • Tôi cần xây dựng những kỹ năng gì ngoài kỹ năng liên quan tới thiết kế?

  • Làm sao để tôi trở nên nổi bật giữa một rừng người?


Lĩnh vực nào đang cần người?

Chapter 02

Quan điểm cá nhân

Chapter 02

Quan điểm cá nhân

Trong các câu hỏi này, mình sẽ chia sẻ quan điểm của mình về một câu hỏi:

Khi nào nên làm cho một công ty in-house, agency, công ty product?

Vì việc lựa chọn môi trường phù hợp có lẽ đã đóng góp tới 40%-50% trên con đường của chúng ta nên trong các buổi trao đổi, mình cũng thường nói về chủ đề này. Trên quan điểm của mình, in-house sẽ là một môi trường rộng mở nhất cho các bạn mới bắt đầu. Trong in-house bạn sẽ làm đủ thứ chuyện graphic design, UI design, thậm chí tổ chức sự kiện và rất rất nhiều thứ bạn sẽ làm. Đặc điểm khi mình phỏng vấn các bạn từ in-house chuyển qua đó là các bạn nghĩ mình biết và có thể làm tất-cả-mọi-thứ. Từ đây các bạn có thể chọn con đường cho mình, và UI hay UX chỉ là một phần trong số đó.

Trạm dừng tiếp theo hãy lựa chọn agency. Các agency thường không quá đông người và luôn giới hạn các vị trí intern và junior do đặc điểm công việc luôn áp lực cao. Việc deadline-trong ngày, thậm chí deadline-theo-giờ là hoàn toàn có thật. Nên nếu tìm được một vị trí, hãy biết tận dụng cơ hội của mình. Agency sẽ giúp bạn có sự kiểu biết rộng khắp các ngành nghề. Do đa dạng khách hàng, bạn sẽ được nghiên cứu khắp các lĩnh vực từ F&B, telecom, ecommerce… Những khách hàng lớn cũng sẽ nhanh chóng làm portfolio của bạn trở nên hấp dẫn.

Điểm yếu khi làm việc tại agency đó là bạn không thực sự làm sâu một sản phẩm nào. Không được tận hưởng niềm vui khi bạn thay đổi bố cục UI thì tăng đc ngay tỷ lệ conversion rate. Công ty product sẽ cho bạn một cái nhìn rất chi tiết, giúp bạn hiểu và cảm nhận rõ hơn về giá trị của thiết kế. Với sự ra đời ngày càng của các start-up công nghệ, cơ hội trong các công ty product cũng ngày một rộng mở. Mình hi vọng các bạn sẽ tự tìm được một con đường phù hợp cho bản thân mình

Còn với những bạn trái ngành, có thể tham khảo các bài viết này:

Giúp bạn chuẩn bị tốt portfolio của mình thì đọc thêm các bài viết:

Các bạn cũng nên tham khảo cách mà Jayden Nguyen kiếm được dream job tại AJ&Smart và THE FUTUR, đáng nói là trước đó Jayden cũng không có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Nhưng với cách tiếp cận phù hợp và chân thành bạn đã đạt được những kết quả đáng học hỏi.

Trong serie bài viết này, mình cũng đã hoàn thành 2 bài trước đó, mọi người quan tâm có thể đọc thêm tại Phần 1Phần 2

Cám ơn mọi người đã quan tâm!

Chung.