Recap

UXVN 2022 - Phần 2: Cùng team lan tỏa tinh thần sản phẩm

🕔 11 thg 12, 2022

🧑‍🎓 Duy Nhật. Viết Huy

Chapter 0

Thông tin chung

UX Vietnam Festival là một chương trình do UXVN tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần từ 2018.

Phần recap này được viết bởi Nhi Lý, Nhật DuyViết Huy - những học viên của UX Foundation.

Chapter 01

Làm cách nào để Designer hợp tác và đưa tư duy User-Centric đến với những người khác trong team?


History of Doodle Design

Sau một chuyến đi du lịch tại ngọn núi Argentina, mình và Christ - chồng mình muốn làm một cái gì đó mới giải quyết được những pain point mà chúng ta đang làm. Và lúc này chúng mình đã tìm hiểu Design Thinking và cũng thực hành được vài năm rồi. Và thế nào nói với nhau rằng: “Sao chúng ta không thành lập công ty - một group mà giải quyết vấn đề về sáng tạo.” Và lúc đó mình cũng nghĩ được một cái tên là Blue Dot - tượng trưng cho human center design.

Sau khi đi du lịch mình quay về Việt Nam, mình và Christ phác thảo ra business model.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của chị Nhu Vo)

Thực sự mình vs Krist không có business plan nào cả, nó chỉ là những lần sai rất nhiều, những cái sketch và visual trên một tờ giấy như hình ảnh trên này. Sau khi mình thử nghiệm business model của Blue Dot một thời gian thì mình nhận lại những feedback: “Chị làm công ty công nghệ à? Nghe giống IT quá.” Và sau thử nghiệm một thời gian thì mình lấy tên công ty là Dooodle - tượng trưng sự playful creativity.   

Daily work

Công việc hằng ngày tại Doodle Design rất nhiều sự tương tác với khách hàng, như những bản prototype mô phỏng,… và đặc biệt là lúc mình cũng xuất hiện với khách hàng. Doodle sử dụng Design Thinking để hợp tác tốt hơn với khách hàng.  


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của chị Nhu Vo)

About Nhu

Kĩ năng của mình tập trung vào khi nhìn vào vấn đề, tách nhỏ vấn đề và biến nó trở thành cơ hội. Mình cũng muốn là Doodle trở thành một cộng đồng để chúng ta đều đổi mới một cách sáng tạo trong tương lai của người Việt Nam.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của chị Nhu Vo)

6 behavior of centric designer


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của chị Nhu Vo)

Đây là 6 hành vi của một người centric designer thực hành trong team mình.

  1. Collaborative: Mình luôn khuyến khích các bạn thực hành workshop và các buổi training mang mọi người với nhau để cùng hợp tác và đưa ra giải pháp cho từng vấn đề.

  2. Iterative: Chúng ta sẽ mang ý tưởng ra càng gần với khách hàng càng tốt để thử nghiệm nếu Fail thì sẽ được thử lại và dành ít công sức nhất để nghiên cứu và tăng khả năng thành công cao hơn.

  3. Visual: Chúng ta có thể truyền tải những ý tưởng thành hình ảnh trực quan nhất có thể để giúp cho khách hàng, stakeholders, your team hiểu hơn về vấn đề và ý tưởng.

  4. Empathetic: Chúng ta giải quyết vấn đề cho ai? Thiết kế cho ai? Đặt khách hàng là trọng tâm, ngoài khách hàng trong tổ chức sẽ có các Key stakeholders

  5. Questioning: Cởi mở và đặt câu hỏi cũng như chia sẻ về những kiến thức mình đang có, đặt lại câu hỏi cho chính bản thân mình để thách thức về những nhận định ban đầu của bản thân. Đừng nghĩ nhận định đó là một ý tưởng cuối cùng.

How to collabrate


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của chị Nhu Vo)

  1. Neutral partner: Gom tất cả mọi người để chúng ta có thể cùng chia sẻ và cùng ngôn ngữ với nhau. Tập trung vào outcome hướng đến là gì? Nhiệm vụ của bạn cần tạo điều kiện cho mọi người đóng góp ý kiến để những output để đưa ra outcome.

  2. Good listener: Lắng nghe thông tin tiếp nhận xác nhận rằng là mình đã hiểu đúng hay không? Không nghe để debate cái nào sai cái nào đúng.

  3. Receptive: Cởi mở tiếp thu và tránh bias những ý tưởng chỉ về bản thân mình là tốt nhất

  4. Planner: Team bạn đang ở đâu? Mục tiêu đạt đến là gì? Team bạn làm cho ai?

  5. Quick on your feet: Team có thể khám phá ra những insights mới trong buổi workshop thì nên thay đổi phù hợp với hoàn cảnh

  6. Focus on outcome

  7. Engaging performer: Truyền tải làm sao để dễ hiểu và có tính thuyết phục

  8. Bring out people’s best work: Hiểu rõ về stakeholders trong đội nhóm của bạn

  9. Reliable.

Chapter 02

Trò chơi đồng đội


Simon Kulkov, Senior Product Designer tại Miro mở màn cho UXVN 2022 bằng một bài nói về một chủ đề không quá liên quan đến product hay thiết kế nói chung mà là một chủ đề thân thuộc hơn, về con người và cách con người chúng ta làm việc, giao tiếp với nhau trong một team để chuyển giao giá trị của sản phẩm.  


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của Simon Kulkov)
Mở đầu bài nói, Simon bắt đầu với khái niệm về mô hình bộ ba của Atlassian để phát triển một sản phẩm chất lượng cần sự phối hợp cộng tác của các vai trò trong 3 nhóm (Design, Product Management và Engineer).

Tại sao lại cần sự cộng tác?

Theo diễn giả, việc cộng tác giữa các thành viên trong team giúp chúng ta:

  • Tăng cường giao tiếp và cải thiện hiệu suất công việc

  • Có được những góc nhìn đa dạng, khi những con người cùng làm việc với nhau hướng đến mục tiêu chung, sử dụng những kỹ năng và kinh nghiệm bản thân để mang lại giá trị chung.

  • Chuyển giao được giá trị sản phẩm hiệu quả hơn.

  • Việc cộng tác hiệu quả không chỉ mang lại giá trị sản phẩm mà còn góp phần tạo nên văn hóa cho doanh nghiệp

Company culture is company product

Diễn giả bày tỏ quan điểm nếu coi văn hóa của một doanh nghiệp là một sản phẩm thì chính những nhân viên là người dùng của sản phẩm đó, một sản phẩm tốt giữ chân và thu hút được người dùng, một văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ thu hút và giữ chân được nhân tài.  

Làm thế nào để cộng tác tốt

Trích dẫn từ cuốn sách “The 5 dysfunctions of team”, Simon cho biết công thức để tạo ra một đội ngũ tuyệt vời là,

  • Tin tưởng (Trust): Khi mọi người có thể tự do nêu ra quan điểm mà không sợ bị đánh giá, thừa nhận những điểm yếu, điểm mạnh của bản thân và cùng nhau bù đắp và bổ trợ những thiếu sót để cùng hoàn thành tốt công việc

  • Xung đột lành mạnh (Healthy conflict): Một trong những quan sát của diễn giả khi làm việc ở Việt Nam là người Việt Nam rất sợ tạo ra xung đột, do đó chúng ta rất e dè trong việc dám nói ra ý kiến của mình vì sợ làm mất lòng đồng nghiệp. Tuy nhiên nếu luôn luôn muốn “dĩ hòa vi quý” thì khả năng cao chúng ta luôn giới hạn tư duy ở những lựa chọn an toàn, thông dụng. Thay vào đó hãy đẩy nhau ra khỏi vùng an toàn bằng những sự “xung đột lành mạnh” khi mọi người vẫn tôn trọng ý kiến của người khác nhưng cũng không ngại nói ra và bảo vệ ý kiến cá nhân.

  • Sự cam kết (Commitment): Sự cam kết của mọi người cho những công việc và quyết định được thống nhất một cách khách quan, bình đẳng trong team.

  • Trách nhiệm (Accountability): Mọi người có trách nhiệm với công việc bản thân và công việc của những người xung quanh, sát sao, nhắc nhở và hỗ trợ lẫn nhau khi cần.

  • Kết quả chung (Team result): Các thành viên cùng hướng đến mục tiêu chung thay vì mục tiêu cá nhân. Công nhận và khen thưởng với kết quả của cả team thay vì kết quả cá nhân.

On strong team, no one happy until everyone is succeeding

Các khuôn mẫu giao tiếp phổ biến

(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của Simon Kulkov)

Hình minh họa thể hiện cho các phương thức giao tiếp thường thấy ở các doanh nghiệp. Mỗi phương thức giao tiếp sẽ có điểm mạnh, hạn chế và phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể.

  • Mắt xích (chain): Mọi người sẽ tiếp nhận thông tin của quản lý thông qua các cấp quản lý thấp hơn, cho phép các thành viên có sự tương tác qua lại, tăng cường giao tiếp, tuy nhiên thông tin đi qua các cấp như vậy sẽ không còn toàn vẹn và chính xác.

  • Bánh xe (wheel): Mỗi người sẽ chỉ nhận thông tin từ một cấp quản lý duy nhất, thông tin nhận về sẽ toàn vẹn và chính xác nhưng mọi người sẽ không thể tương tác trao đổi với nhau.

  • All channels: Phương thức giao tiếp phổ biến trong các “Team tự quản”, khuyến khích sự tự do trao đổi thông tin, không phân biệt cấp bậc của mọi thành viên trong team. Điểm bất cập của phương thức giao tiếp này là khi thành viên trong team gia tăng thì sự giao tiếp trong team cũng càng nhiễu loạn khi mọi người có thể tự do trao đổi thông tin mà không có ai điều phối, quản lý.Như trên hình minh họa, có thể tháy chỉ với 5 người đã có thể hình thành lên 10 cách giao tiếp với nhau, nếu con số này là 10 người thì sẽ là hơn 90 cách giao tiếp khác nhau.

Xuất phát điểm & giá trị khác nhau

“Map is not a territory” tạm dich là “Tấm bản đồ không đại diện cho lãnh thổ”, những gì ta nhìn thấy ở xuất phát điểm, học vấn, ngoại hình không đại diện cho giá trị con người đó. Mỗi người sở hữu những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau và việc kết nối, bổ trợ những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tạo động lực, tạo sự tin tưởng cũng là những kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi.  

Ứng dụng Design Thinking trong cách cộng tácSimon đặt các câu hỏi cho mọi người trong khán phòng.Cộng sự của tôi sợ điều gì/ mong muốn điều gì?Bắt đầu với sự Thấu cảm, bằng cách đặt câu hỏi trên, ta hướng sự chú tâm vào những người đồng nghiệp xung quanh thay vì bản thân, điều họ mong muốn trong công việc này là gì, điều gì khiến họ ái ngại trăn trở trước khi bắt đầu một ngày làm việc hay tại sao họ lại có những hành vi như vậy.Món quà tốt nhất tôi có thể tặng họ là gì?Bạn sẽ vẫn tặng 1 chú gấu bông cho 1 đứa trẻ sau khi biết nó đã háo hức cả năm trời cho bộ đồ chơi Lego đời mới chứ, thế thì khả năng cao là chú gấu bông của bạn sẽ bị bỏ xó một cách nhanh chóng. Mentor của mình, cũng đồng thời là diễn giả trong sự kiện UXVN đã nói rằng “Để thiết kế sản phẩm cho con người, chúng ta cần hiểu về con người”, vậy thì để xây dựng một môi trường doanh nghiệp tốt, một văn hóa tốt phải chăng chúng ta cũng cần hiểu về những con người đang làm việc trong đó.

Chapter 03

Xây dựng văn hoá của team Design


Mình đã hình thành nguyên tắc Design Principle như thế nào?

Bối cảnh

Gia đình mình là gia đình quân đội và được sống trong khu tập thể cùng với các trò chơi dân gian như ô oan quan, rồng rắn lên mây, bắn bi, bắn súng,… Chắc các bạn thuộc thế hệ Millennials thì đều biết bài Magic như rồng trắng mắt xanh, bài phù thuỷ,… và đến bây giờ mình vẫn có bộ bài ở nhà. Ba mình thì làm về xây dựng nên là mỗi lần ông sửa nhà thì mình lại vẽ khắp tường nhà, lên tất cả mọi thứ trong nhà đều rất là sinh động.

Sau khi lớn lên thì bắt đầu đọc truyện tranh Bảy viên ngọc rồng, Toy story,… thì mình nhờ vào những cuốn truyện tranh đó và mình nhìn bản thân có thể vẽ được những tấm hình đầu tiên và sau đó mình khoe với mẹ và okay thì mọi người nhìn mình và biết thằng cu này biết vẽ.

Tiếp đến là mẹ mình làm quân đội, không quân thì lâu lâu mình được mẹ lén cho lên văn phòng. Và từ những cơ hội đó mình được tiếp cận đến máy tính khá là sớm. Mình được trải nghiệm với công nghệ mặc dù máy tính thời đó cũng rất là cũ so với bây giờ.

Sự tò mò

Tới thời điểm hiện tại khi mình nhận thức rằng mình đang làm design thì mình hay có thói quen reflex, tại sao, như thế nào mà mình trở nên như thế này. Mình là người theo xu hướng là tìm nguồn gốc thì có một lần mình có reflex lại thì mình nhận ra rằng là mình có principle và giữ nó trong suốt khoảng thời gian cho tới bây giờ mình là Design Manager.

Từ tuổi nhỏ mình nhìn lại thì mình nhận thấy rằng mình đã tò mò và có rất nhiều câu hỏi về mọi thứ. Và vì cái tính cách đó nó dẫn mình cho tới bây giờ, lắng nghe mọi người sharing về những pain point của mình, sau đó là mình sẽ note lại và tìm câu hỏi Why.

Và cuối cùng thì mình luôn giữ thái độ vui vẻ và enjoy cho tất cả mọi thứ mình làm.

Xây dựng văn hoá tại môi trường Outsourcing như thế nào?

Công việc hằng ngày

Công việc hằng ngày của mình là: growing team, đảm bảo dịch vụ của toàn bộ FPT Design và tư vấn cho các công ty quốc tế. Công việc thứ 2 là mình cố gắng đơn giản hoá quy trình thiết kế. Tiếp đó là việc đẩy mạnh môi trường heathy cho các designer trong team.

Trở lại ngày đầu tiên của mình tại Fsoft, tại thời điểm đó là họ centralize các designer từ các team khác nhau và họ hợp lại thành FPT Design. Thời điểm đó thì mình tập trung được 6 bạn designer ở 6 khu vực khác nhau, ngoài Hà Nội thì đông hơn nhiều so với Hồ Chí Minh thời điểm bấy giờ.

Khó khăn

Thời gian đầu làm việc cùng các bạn thì mình liệt kê được ra 3 pain point tại thời điểm đó.
1. Mindset

Môi trường outsourcing khiến các bạn designer đã quen được cách làm việc nhận yêu cầu đề bài từ BA (Business Analysis) và đảm bảo brand guide được apply vô trong dự án đó. Lâu lâu cũng có một vài bạn debate lại nhưng bị gọi là bọn em đang dùng cái kinh thánh về UX để nói chuyện với bọn anh.
2.Policy

Tất cả mọi người ở đây đều làm về design thì mọi người cũng chắc sẽ ngán ngẩn những thứ về thuế má, luật lệ và giấy tờ đúng không? Một cái ticket mà mình làm Wifi cũng phải mất ngày, cái này cũng như thử thách đối với mình. Bản thân mình phải hiểu policy thì mình sẽ có thể giảm tải được công việc cho team design.
3. Skill set

Mình cũng khá bất ngờ là cả 6 bạn trong team đều chỉ biết về khái niệm UX thôi chứ chưa bao giờ các bạn được về UX hay được apply tất cả quy trình về UX.

Design Thinking

Trong lúc mà mình được học, hiểu và thực hành design thinking thì mình nghĩ mô hình tư duy này rất con người và đâu đó mình cảm giác nó được thấm vào máu từ lúc nào không biết. Bản thân mình tò mò và luôn tìm hiểu vấn đề từ những nguyên nhân cốt lõi vì vậy mà khi tìm hiểu thì mình lại đặt câu hỏi: “Empathy là gì, tại sao Empathy trong Design Thinking là bước đầu tiên.”

Bằng một cách nào đó lúc mà còn đang bị giãn cách mình nói chuyện với những người chuyên về tâm lý, tự nhiên sự đồng cảm nó được rõ rệt hơn và khi đó là mình có một ý tưởng là: “Tôi sẽ áp dụng Design Thinking vô trong việc build up team design.”

Phase 1 - Explore the problem

Thời gian đầu tiên thì mình dành thời gian nói chuyện với tất cả các bạn tại đây tại khuôn viên FPT. Trong quá trình mà đi bộ tại khuôn viên đâu đó các bạn lại sharing những mong muốn, khó khăn, trở ngại và mình sẽ collect dần dần.

Sau đó thì mình dành thời gian tìm hiểu về policy, nói chung là original nhất của tập đoàn. Và mình có 2 milestone: tìm hiểu văn hoá và muốn nói chuyện với các sếp ở ngoài Hà Nội để mình hiểu policy trong việc vận hành một team design trong một công ty outsourcing.

Phase 2 - Decide what to fix

Sau khi mình trở lại TP.HCM và mình làm một bản kế hoạch gom lại 6 bạn designer và mình cho các bạn một công việc đơn giản là viết nhật ký bao gồm 3 thứ:
1. Overall feeling: của bạn về công việc, con người
2. Daily weekly: Note các công việc là gì?, vấn đề và giải pháp
3. Gratitute: Biết ơn về chuyện gì?


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Huy Hùng)


Mình cũng tạo một Secret Box dùng để cho các bạn gửi những tâm tình tới anh quản lý. Trong khi chạy hoạt động này mình nhận được rất nhiều tâm tình, mong muốn của các bạn và tại vị trí này trách nhiệm của mình phải take care những chuyện đó.  

Phase 3,4 - Test potential + Refine solution:

Sau kh mà xác định được các vấn đề, xác định thế mạnh thế yếu của các thành viên trong team như thế nào, từ đó mình bắt đầu form team.   

1. Team UX:

Đối với một vài bạn mình có thấy rằng những gì các bạn đang làm hằng ngày nó mang tính thấu hiểu người khác, sau đó mình gom ngay những bạn này vào design thinking workshop với khách hàng và training những bạn này làm UX.

Sau khi mà đi qua 4 tuần Discorvey, Define, Design Journey, Sitemap, Design concept và Prototype sau đó Testing với người dùng thật. Và các bạn trong team cũng feedback: “Đây là lần đầu tiên trải nghiệm design là như thế nào.”

2. Team văn hoá:

Những member mà mình lựa chọn các bạn khá là introvert, thích đóng góp và xây dựng team đi lên.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Huy Hùng)


Như trên ảnh thì đây là team building, các bạn tự xây dựng trò chơi và tất cả mọi thứ cho mọi người. Như mình đã nói là các bạn thuộc những phòng ban và dự án khác nhau thì đâu đó cần một thứ gì đó chung, sau đó mình làm một bảng chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ của các bạn đó.Về sau thì cũng có nhiều tờ note hơn như là lời cảm ơn hay những lời động lực dành cho nhau.  

3. Team training:

Mình tập hợp tất cả những hoạt động cho việc học của các bạn trên một file FigJam. Bên cạnh những skill về UI/UX thì có những bạn Gen Z đặt những cái mong muốn làm sao để work life balance, làm sao để không mất động lực làm việc.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Huy Hùng)


Những bạn đó sẽ thực hiện những công việc về sharing ngoài skill set thì có chia sẻ cả về cuộc sống, quản lý tài chính, kĩ năng thuyết trình…

Sau đó thì mình cũng mời những bạn level expert về để sharing cho team như anh Thái Lâm, anh Danh, anh Tú, anh Việt… vào những ngày thứ 6.

How to learn

Mỗi một người khi học sẽ khởi điểm từ 3 yếu tố sau:

  • Khi bạn muốn phát triển bản thân hãy thiết kế có mục đích, có phương pháp nếu muốn như vậy bạn nên trau dồi kiến thức liên tục, kiến thức thiết kế hoặc tâm lý học,…

  • Sự tò mò sẽ đi tìm câu trả lời, rèn luyện độ nhảy cảm chuyển từ lý thuyết sang thực hành

  • Những phương pháp, những luật lệ về thiết kế đã được học và áp dụng sẽ phải đánh giá về độ hiệu quả


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Huy Hùng)

Chapter 04

Nhân sinh quan cho DesignerProduct team


Chủ đề cuối cùng của UXVN 2022, nói về Nhân sinh quan cho designer và Product team, trình bày bởi anh Tùng Jacob, Head of Product và SEO/Content của MWG, một người đã gắn bó 11 năm với công thegioididong.  

Nhân sinh quan là gì?

Có nhiều định nghĩa về nhân sinh quan (Humanism) nhưng nói một cách đơn giản thì đó là hệ thống những quan điểm, góc nhìn, đánh giá xung quanh cuộc sống của con người bao gồm lẽ sống, lý tưởng và niềm tin hay còn được anh Tùng gọi là những “quy luật gần bất biến”.

Ví dụ:

  • “Chủ tịch Nguyễn Đức Tài tin rằng trên đời không có gì ngon - bổ - rẻ, đó là 1 nhân sinh quan, thegioididong cung cấp các sản phẩm tốt kèm với dịch vụ tốt đồng nghĩa là giá thành sẽ không rẻ” chia sẻ bởi anh Tùng.

  • “Lựa chọn tốt quan trọng hơn nỗ lực”, một trong những nhân sinh quan của anh Tùng, tương đồng với tư duy về System Thinking, nhìn nhận dưới bức tranh toàn cảnh để xác định chính xác vấn đề thay vì đổ nỗ lực để giải quyết 1 vấn đề sai.

Vì sao nói về Nhân sinh quan?

Có 3 cấp độ kiến thức.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Tùng Jacob)


  • Những gì ta biết: Thứ ta biết và thành thục như xu hướng thiết kế, xu hướng công nghệ, các sử dụng công cụ như Figma,…

  • Những gì ta biết ta chưa biết: Thứ mà ta ý thức được là cần thiết, rằng mình chưa biết nhưng muốn học như UX Research, Data Analyst, kinh nghiệm làm việc, … Cũng chính là những gì được chia sẻ nhiều trong sự kiện.

  • Những gì ta chưa biết ta chưa biết: Những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống như nhân sinh quan, thế giới quan, trí tuệ cảm xúc, EQ, trí tuệ bản thân…

Nhân sinh quan giống như một tấm bản đồ cho ta thấy những lối đi tốt nhất trên con đường đời của mình, là chỉ dẫn đến đáp án cho những câu hỏi ta luôn tìm kiếm như: “Làm thế nào để hiểu được chính mình?”, “Công việc này có thực sự phù hợp với mình không?”, “Tại sao dường như đạt được mọi thành công nhưng vẫn không hạnh phúc?”, …

Sự chiệm nghiệm (Self-reflect)

Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm sự trợ giúp ở bên ngoài, qua bạn bè, qua mentor nhưng đôi khi sự thật là chúng ta không thực sự cần một lời khuyên mà chỉ cần một ai đó đủ lắng nghe, thấu hiểu để ta có thể nói câu trả lời đã có sẵn bên trong mình.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Tùng Jacob)


Vậy nên việc biết lắng nghe, lắng nghe đúng cách đề là kỹ năng quan trọng không cần bàn cãi, biết cách xác định bối cảnh (như đặt câu hỏi “Bạn muốn mình lắng nghe hay đưa ra lời khuyên?”) cũng là một trong những phương pháp giúp ta trở thành 1 người biết lắng nghe tốt hơn.  

Lòng dũng cảm và sự chính trực


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Tùng Jacob)


Có 2 khái niệm để đánh giá năng lực của một nhân viên là hiệu suất làm việc (performance) và độ tin cậy (trust), những nhân viên được tin tưởng và đánh giá cao có là những người có hiệu suất tốt, trung bình hay thậm chí là thấp nhưng đều cần phải có sự tin tưởng cao.

Sau quãng thời gian dài học hỏi và phát triển, anh Tùng đã tìm ra công thức mà rất nhiều những công ty, doanh nghiệp, lãnh đạo tìm kiếm ở nhân sự của mình, đó là:

  1. Lòng dũng cảm: chúng ta thường sợ hãi những thứ không có thật, những thức chưa xảy ra và có rất ít sự liên quan với thực tại của mình. Giống như việc ta sợ đưa ra ý kiến trong team vì sợ không được ủng hộ dẫn đến ta dễ bị thỏa hiệp và bất mãn với quyết định tập thể, ta sợ nói lên quan điểm của mình vì sợ tạo ra xung đột gây mất thiện cảm với đồng nghiệp. Tất cả những điều đó khiến ta thu mình lại với mọi hoạt động của team và dần dần đánh mất sự tin tưởng và hiệu suất làm việc.

Fear is a REACTION. Courage is a DECISION. Nỗi sợ là sự PHẢN ỨNG. Lòng can đảm là sự LỰA CHỌN

  1. Sự chính trực: Integrity (tạm dịch là sự chính trực), hiểu đơn giản đây là thuật ngữ để nói về sự nhất quán trong hành động và suy nghĩ, niềm tin của con người. Nếu một người có cách hành động khác với cách anh ta suy nghĩ và nói, thì đó những người có Integrity thấp.

Bản thân chúng ta khi làm việc ở ở một vị trí, ở một công ty, ta sẽ dần bắt nhịp được với công việc, cảm thấy mình có thể xử lý được những công việc ở vị trí hiện tại và ko cần có nhu cầu phải phát triển kỹ năng thêm nhưng đến một ngày khi được cất nhắc lên 1 vị trí cao hơn và phải đối đầu với những thử thách trách nhiệm lớn hơn, vô hình chung bản thân ta trở nên bị động trong hoàn cảnh đó và phải liên tục vật lộn, cố gắng để có thể đảm đương được những trọng trách mới.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Tùng Jacob)


Thay vào đó hãy luôn chuẩn bị thật tốt cho bản thân, luôn học hỏi và phát triển mỗi ngày để khi cơ hội đến, ta đã sẵn sàng để nắm bắt.

“Vận may chỉ mách bảo những nỗ lực chuyên cần”.

Một số nhân sinh quan

Hiểu người

Nếu có một câu nói để thể hiện được tinh hoa của nghệ thuật giao tiếp, thì theo anh Tùng, đó là câu “Seek first to understand then to be understood” (tạm dịch là “Hãy cố hiểu người để được người hiểu”) của Stephen R.Covey, tác giả của cuốn sách “7 thói quen hiệu quả”.

Thông thường khi trong mỗi cuộc thảo luận, chúng ta không thường lắng nghe để thấu hiểu mà ta lắng nghe đối phương để tìm cơ hội “phản hồi”. Trong cách giao tiếp thường thấy trong công việc, khi nói chuyện với các đồng nghiệp, stakeholder, việc cao giọng, sử dụng những từ ngữ chuyên môn, lý lẽ dài dòng cũng chỉ để bảo vệ cho quan điểm của mình, ta lắng nghe để tìm lý lẽ bảo vệ bản thân, thay vào đó, ta nên lắng nghe để thấu hiểu, hiểu được những vấn đề của team, của doanh nghiệp để từ đó nhận được sự thấu hiểu của họ.


(Biểu đồ biểu thị cho 5 cấp độ lắng nghe, thông thường mọi người bị kẹt lại ở cấp độ 3 - “Lắng nghe có chọn lọc”)


Hiểu mình

Con người có 2 đặc điểm dễ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lệch, đó là:

  • Ego: bản ngã, cái tôi, lòng tự tôn.

  • Blindspot: những điểm mù trong nhận thức (tư duy ngụy biện, thiên kiến, niềm tin sai lệch).Để loại bỏ hoặc hạn chế được ảnh hưởng của 2 đặc điểm đó, ta cần một tư duy sắc bén để cắt bỏ đi những “cái tôi ngạo mạn”, những “kinh nghiệm sai lệch” đó.


(Để có một tư duy nhận thức tốt cần đến sự tự vấn nghiêm túc và những phản hồi chân thực, nhưng 2 yếu tố đó có thể bị che lấp bởi “cái tôi ngạo mạn”)


(Vai trò quan trọng của EQ khi quyết định đến 80% sự thành công)


Những thứ ta đang quan tâm/học/làm có đúng và có đủ để giúp ta thành công, hạnh phúc?

Trong thời kỳ quá tải thông tin như hiện nay, không khó để tiếp cận với những thông tin chuyên môn, thậm chí xu hướng của việc đơn giản hóa những kiến thức lớn giờ chỉ gói gọn trong vài tấm ảnh minh họa đăng trên Instagram, mọi người càng dễ dàng trong việc biết những kỹ năng, công cụ mới nhưng lại không biết cách để thực sự hiểu được nó.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Tùng Jacob)


Thái độ sống

  • Giữ một thái độ sống bình thản và tỉnh táo, tôn trọng mọi người xung quanh, trân trọng những người bạn yêu quý.

  • Biết rằng điều gì mình có thể kiểm soát và học cách chấp nhận những gì ngoài tầm kiểm soát của mình.

  • Trong mọi chuyện, bạn luôn có 3 lựa chọn: Chấp nhận, Thay đổi hoặc Bỏ đi.

  • Thay đổi bản thân trước khi nghĩ đến chuyện thay đổi môi trường xung quanh.

Chapter 05

Hiểu về UX Writer

Link profile của anh Viet Le và chị Giang Bạch


Bài nói của hai diễn giả Giang Bạch và Việt Lê, UX Writing Lead tại ZaloPay và Citigo, nói về chủ đề khi nào chúng ta nên tuyển dụng 1 UX writer và cần chuẩn bị những gì và cách hợp tác, làm việc hiệu quả với UX writer đầu tiên của mình.

Khi nào chúng ta cần UX Writer

Trong suốt thời gian làm việc ở VinID và ZaloPay, trải qua các thời điểm khó khăn khi mới bắt đầu là những UX Writer thế hệ đầu ở Việt Nam. Chị Giang và anh Việt đã đúc kết ra 2 tín hiệu “SOS” báo hiệu khi các team cần đến vai trò của UX Writer trong đội ngũ của mình.

Khi team có dấu hiệu “ngộ độc nội dung”

Là dấu hiệu khi mọi người trong team cảm thấy:

  • Việc làm nội dung gây mệt mỏi, mất thời gian không thể tập trung.

  • “Rằng đây không phải việc của tôi”, mọi người cảm thấy không có trách nhiệm với việc này.

  • Dù đầu tư nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhưng nội dung mình viết ra lại khó hiểu.

  • Đã làm và thấy tốt nhưng không muốn tiếp tục làm tiếp.

Những dấu hiệu trên cho thấy mọi người trong team đang không coi việc làm nội dung là một cách giải quyết vấn đề mà chỉ là một đầu việc gây cản trở mà mình “cần” phải hoàn thành.

Khi team chưa thấy được những “quả ngọt” từ nội dung của sản phẩm

Một trong những lợi ích của nội dung tốt đã được chứng minh là:  

1. Nội dung tốt giúp tăng chỉ số NPS.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Hai ứng dụng có nội dung được đánh giá cao là Baemin và Gojek, nội dung tốt có thể làm tăng sự thoải mái, giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần của người dùng tốt hơn và tăng sự gắn kết với ứng dụng.

2. Tăng tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate)

Một trong những case study nổi tiếng gần đây của UX Writing khi chỉ bằng việc thay đổi nội dung của nút “Đặt phòng họp” sang thành “Kiểm tra phòng trống” đã giúp tăng 17% tỷ lệ tiếp cận trên hệ thống. Lý giải cho việc thay đổi nội dung đồng thời thay đổi góc nhìn của người dùng từ một việc có tính “cam kết” là0 “đặt phòng họp” sang một việc khá bình thường, không nghiêm trọng là “kiểm tra phòng trống”, từ đó giảm yếu tố commitment (cam kết) và tăng motivation (động lực).


(Nguồn: UX Collective)  


3. Giảm khối lượng công việc của Hỗ trợ khách hàng

Một nội dung tốt truyền đạt được thông tin hiệu quả, dễ hiểu cũng có thể giúp người dùng dễ dàng làm quen, sử dụng ứng dụng hơn, từ đó giảm tải cho những bộ phận hỗ trợ khách hàng.

Nếu team của bạn đang không nhìn thấy được những “quả ngọt” trên cũng như xuất hiện những dấu hiệu về “ngộ độc nội dung” thì khả năng cao là team đang rất cần UX Writer rồi đó.

Design with the business. Write with the business

Hiểu về UX Writer

Phạm vi công việc

UX Writer sẽ đảm nhận việc định nghĩa nội dung trong hệ thống hay còn được gọi là UI Writing. Ngoài ra writer cũng sẽ tham gia trong các bước về định nghĩa IA (Information Architecture), xác định tập người dùng, định nghĩa luồng hệ thống giống như UX Designer.

Mặc dù tham gia vào các công việc giống nhau nhưng sản phẩm đầu ra của UX Writer và UX Designer sẽ khác nhau.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Ngoài ra, về bản chất UX Writer cũng đồng thời là một UX practitioner và problem-solver trong team, nên các hoạt động liên quan đến thiết kế đều cần sự tham gia của UX Writer.

Là 1 UX Practitioner, UX Writing góp phần gia tăng sức mạnh của team Product Design.

Onboard UX Writer của bạn


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Với đa số UX Writer trên Việt Nam và thế giới nói chung xuất thân từ các ngành nghề như Marketing, Copywriting, nên phần nào những người này sẽ còn thiêu những góc nhìn trong phát triển sản phẩm số.

Để có thể onboarding UX Writer hiệu quả sẽ phụ thuộc vào mục tiêu muốn cho writer hiểu về yếu tố nào trong sản phẩm trước.

  • Để hiểu về người dùng: Hãy cho các bạn writer làm những việc liên quan đến định nghĩa UI Writing (nội dung button, nội dung trên giao diện), Tone-of-voice (giọng điệu mà sản phẩm giao tiếp với người dùng, cá tính của sản phẩm).

  • Để hiểu về hệ thống: Các bạn writer nên làm các việc liên quan đến định nghĩa thông báo lỗi, định nghĩa IA, audit flow, terminology research,…

Process mới của team Design


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Theo chị Giang và anh Việt, các team sản phẩm nên “lôi kéo” UX Writer vào quy trình làm việc càng sớm càng tốt, từ những khâu Kick off/Grooming cho đến Wireframing và UI design. Một sai lầm thường gặp khi gặp khi UX Writer không được tham gia và nghiệm thu wireframe dẫn đến nội dung sau này khi thiết kế chính thức bị xung đột với bố cục của wireframe.

Về bản chất, UX Writer hay UX Designer đều là những designer, cùng làm việc chung, cùng hợp tác để mang lại những giải pháp tốt, vậy nên từng yếu tố ở trong thiết kế, dù là hình khối, màu sắc hay những dòng nội dung, dấu chấm, phẩy đều cần được tính toán và quy hoạch hợp lý.

Don’t fill in the blank, plan the blank.

Đọc thêm Phần 1 và Phần 3

Link profile của anh Viet Le và chị Giang Bạch


Bài nói của hai diễn giả Giang Bạch và Việt Lê, UX Writing Lead tại ZaloPay và Citigo, nói về chủ đề khi nào chúng ta nên tuyển dụng 1 UX writer và cần chuẩn bị những gì và cách hợp tác, làm việc hiệu quả với UX writer đầu tiên của mình.

Khi nào chúng ta cần UX Writer

Trong suốt thời gian làm việc ở VinID và ZaloPay, trải qua các thời điểm khó khăn khi mới bắt đầu là những UX Writer thế hệ đầu ở Việt Nam. Chị Giang và anh Việt đã đúc kết ra 2 tín hiệu “SOS” báo hiệu khi các team cần đến vai trò của UX Writer trong đội ngũ của mình.

Khi team có dấu hiệu “ngộ độc nội dung”

Là dấu hiệu khi mọi người trong team cảm thấy:

  • Việc làm nội dung gây mệt mỏi, mất thời gian không thể tập trung.

  • “Rằng đây không phải việc của tôi”, mọi người cảm thấy không có trách nhiệm với việc này.

  • Dù đầu tư nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhưng nội dung mình viết ra lại khó hiểu.

  • Đã làm và thấy tốt nhưng không muốn tiếp tục làm tiếp.

Những dấu hiệu trên cho thấy mọi người trong team đang không coi việc làm nội dung là một cách giải quyết vấn đề mà chỉ là một đầu việc gây cản trở mà mình “cần” phải hoàn thành.

Khi team chưa thấy được những “quả ngọt” từ nội dung của sản phẩm

Một trong những lợi ích của nội dung tốt đã được chứng minh là:  

1. Nội dung tốt giúp tăng chỉ số NPS.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Hai ứng dụng có nội dung được đánh giá cao là Baemin và Gojek, nội dung tốt có thể làm tăng sự thoải mái, giảm bớt căng thẳng, giúp tinh thần của người dùng tốt hơn và tăng sự gắn kết với ứng dụng.

2. Tăng tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate)

Một trong những case study nổi tiếng gần đây của UX Writing khi chỉ bằng việc thay đổi nội dung của nút “Đặt phòng họp” sang thành “Kiểm tra phòng trống” đã giúp tăng 17% tỷ lệ tiếp cận trên hệ thống. Lý giải cho việc thay đổi nội dung đồng thời thay đổi góc nhìn của người dùng từ một việc có tính “cam kết” là0 “đặt phòng họp” sang một việc khá bình thường, không nghiêm trọng là “kiểm tra phòng trống”, từ đó giảm yếu tố commitment (cam kết) và tăng motivation (động lực).


(Nguồn: UX Collective)  


3. Giảm khối lượng công việc của Hỗ trợ khách hàng

Một nội dung tốt truyền đạt được thông tin hiệu quả, dễ hiểu cũng có thể giúp người dùng dễ dàng làm quen, sử dụng ứng dụng hơn, từ đó giảm tải cho những bộ phận hỗ trợ khách hàng.

Nếu team của bạn đang không nhìn thấy được những “quả ngọt” trên cũng như xuất hiện những dấu hiệu về “ngộ độc nội dung” thì khả năng cao là team đang rất cần UX Writer rồi đó.

Design with the business. Write with the business

Hiểu về UX Writer

Phạm vi công việc

UX Writer sẽ đảm nhận việc định nghĩa nội dung trong hệ thống hay còn được gọi là UI Writing. Ngoài ra writer cũng sẽ tham gia trong các bước về định nghĩa IA (Information Architecture), xác định tập người dùng, định nghĩa luồng hệ thống giống như UX Designer.

Mặc dù tham gia vào các công việc giống nhau nhưng sản phẩm đầu ra của UX Writer và UX Designer sẽ khác nhau.


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Ngoài ra, về bản chất UX Writer cũng đồng thời là một UX practitioner và problem-solver trong team, nên các hoạt động liên quan đến thiết kế đều cần sự tham gia của UX Writer.

Là 1 UX Practitioner, UX Writing góp phần gia tăng sức mạnh của team Product Design.

Onboard UX Writer của bạn


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Với đa số UX Writer trên Việt Nam và thế giới nói chung xuất thân từ các ngành nghề như Marketing, Copywriting, nên phần nào những người này sẽ còn thiêu những góc nhìn trong phát triển sản phẩm số.

Để có thể onboarding UX Writer hiệu quả sẽ phụ thuộc vào mục tiêu muốn cho writer hiểu về yếu tố nào trong sản phẩm trước.

  • Để hiểu về người dùng: Hãy cho các bạn writer làm những việc liên quan đến định nghĩa UI Writing (nội dung button, nội dung trên giao diện), Tone-of-voice (giọng điệu mà sản phẩm giao tiếp với người dùng, cá tính của sản phẩm).

  • Để hiểu về hệ thống: Các bạn writer nên làm các việc liên quan đến định nghĩa thông báo lỗi, định nghĩa IA, audit flow, terminology research,…

Process mới của team Design


(Trích từ slide bài nói tại UXVN 2022 của anh Việt và chị Giang)


Theo chị Giang và anh Việt, các team sản phẩm nên “lôi kéo” UX Writer vào quy trình làm việc càng sớm càng tốt, từ những khâu Kick off/Grooming cho đến Wireframing và UI design. Một sai lầm thường gặp khi gặp khi UX Writer không được tham gia và nghiệm thu wireframe dẫn đến nội dung sau này khi thiết kế chính thức bị xung đột với bố cục của wireframe.

Về bản chất, UX Writer hay UX Designer đều là những designer, cùng làm việc chung, cùng hợp tác để mang lại những giải pháp tốt, vậy nên từng yếu tố ở trong thiết kế, dù là hình khối, màu sắc hay những dòng nội dung, dấu chấm, phẩy đều cần được tính toán và quy hoạch hợp lý.

Don’t fill in the blank, plan the blank.

Đọc thêm Phần 1 và Phần 3